Đề cương tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019

Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Để bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc đề cương tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019.

Cơ sở để biên soạn gồm: Tờ trình của Chính phủ đề nghị ban hành Bộ luật Lao động, các báo cáo thẩm tra trong Hồ sơ dự án Bộ luật Lao động…

 1. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995.Sau 24 năm, Bộ luật Lao động đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012. Để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, theoNghị quyết số 57/2018/QH14 ngày 08/6/2018 của Quốc hội khóa 14, Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7.

Sửa đổi Bộ luật Lao động lần này xuất phát từ các lý do sau đây:

– Thứ nhất, trong thực tiễn thi hànhBộ luật Lao động năm 2012 đã xuất hiện nhiềuvướng mắc, bất cậpcần bổ sung, sửa đổi.

Đề cương tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019
Đề cương tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019

Qua tổng kết 6 năm thi hành, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức công đoàn đã phản ánh nhiều vướng mắc, bất cập khi áp dụng các điều luật của Bộ luật Lao độngnăm 2012 về một số nội dung như hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động, lao động nữ, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đối thoại tại nơi làm việc, công đoàn, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công…

Bộ luật Lao độngnăm 2012 còn một sốquy định mang tính nguyên tắc nhưng Điều 242 của Bộ luật không giao cho các cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nên đã gặp khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.Trước các yêu cầu và kiến nghị của nhiều địa phương, doanh nghiệp, Chính phủ đã nhiều lần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vướng mắc trong thi hành Bộ luật Lao động năm 2012 tại Tờ trình số 109/TTr-CP[1], Báo cáo số 112/BC-CP[2], Báo cáo số 540/BC-CP[3].Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số Nghị địnhhướng dẫn ngoài phạm vi được giao quy định tại Điều 242 Bộ luật Lao động để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những vướng mắc, bất cập này.Tuy nhiên, trong phạm vi từng nghị định, từng thông tư, các vướng mắcmới chỉ được giải quyết theo từng chủ đề nhỏ, mang tính tình thế mà chưa xử lý được vấn đề mang tính đồng bộ, căn bản, logic, xuyên suốt qua các chương trong Bộ luật.

Bên cạnh đó, Bộ luật Lao độngvẫn còn một số điều chưa đáp ứngsự phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường lao động, yêu cầu nâng cao năng suất lao động, yêu cầu cải tiến quản trị nhân lực doanh nghiệp trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghệ lần thứ 4. Tại các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn đầu tư kinh doanh, nhiều ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đề nghị cần sớm được sửa đổi, bổ sung các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, làm thêm giờ, tuyển dụng và quản lý lao động nhằm tạo khung pháp lý thông thoáng hơn, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp về lao động để tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh.

Do vậy, Bộ luật Lao động cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thực thi hiệu quả trong thực tế áp dụng và tạo môi trường pháp lý linh hoạt hơn cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Thứ hai, yêu cầu từ việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thời gian soạn thảo Bộ luật Lao động 2012 cũng là thời gian mà Hiến pháp năm 2013 được soạn thảo.Quá trình soạn thảo dự thảo từ năm 2008 – 5/2012, dù đã cụ thể hóa cơ bản tinh thần của dự thảo Hiến pháp 2013, nhưng vẫn chưa thể chế hóa đầy đủ các nội dung của Hiến pháp liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dânsau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.

Những năm gần đâyQuốc hội đã ban hành nhiều luật mới làm thay đổi hoặc phát sinh những vấn đề mới liên quan tới nội dung, kết cấu của Bộ luật Lao động như Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng2017[4]và các Luật chuyên ngành tách ra từ nội dung của Bộ luật Lao động như Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn – vệ sinh lao động năm 2015.

Do đó, Bộ luật Lao động cần được tiếp tục sửa đổi để bổ sung các chế định mới nhằm thể chế hoá Hiến pháp năm 2013 về quyền con người trong trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động và thị trường lao động và đảm bảo tính thống nhất, sự phù hợp của hệ thống pháp luật.

– Thứ ba, yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam đã phê chuẩnHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đang chuẩn bị ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Cam kết về lao động trong các Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụtuân thủ thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)[5].Những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do nêu trên cũng là những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc[6] và là nghĩa vụ quốc gia thành viên của ILO.

(Phạt đến 20 triệu đồng nếu không cho lao động nữ nghỉ 60 phút/ngày để chăm con)

Nghiên cứu rà soát Bộ luật Lao động 2012, còn một số quy định chưa thực sự tương thích nênBộ luật Lao độngcầnđược sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự tương thích với tiêu chuẩn lao động quốc tế.

 2. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG DỰ ÁN BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

  1. Mục đích

Bộ luật Lao động lần này sẽ được sửa đổi cơ bản, toàn diện nhằm:

– Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành sau 5 năm áp dụng trên thực tế và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.

-Bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

– Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

– Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

  1. Quan điểm chỉ đạo

Bộ luật Lao động(sửa đổi) được xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:

Thứ nhất, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa[7],về hội nhập kinh tế quốc tế[8], về cải cách chính sách tiền lương[9], về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội[10]vàkiến tạo khung pháp luật về lao động nhằmphát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao[11].

Thứ hai,cụ thể hóa Hiến pháp 2013, bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân trong lĩnh vực lao động. Bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay.

Thứ ba,bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng.

Thứ tư,nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.

Thứ năm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về lao động, thị trường lao động;hỗ trợ, hướng dẫncác bên xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Liên hệ trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc kestinh355@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải toàn văn Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Bộ Luật Lao động 2019

[1]Ngày 18/3/2013 về một số vướng mắc trong quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành BLLĐ.

[2] Ngày 29/4/2014 về vướng mắc trong thi hành Bộ luật lao động năm 2012.

[3]Ngày 30/12/2014 về tổng hợp một số vướng mắc trong quá trình thực hiện BLLĐ năm 2012.

[4] Bộ luật Hình sự đã bổ sung thêm một số tội danh trong lĩnh vực lao động. Luật Doanh nghiệp đã thay đổi một số nội dung liên quan đến lao động như: chế định người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp… Luật Đầu tư đã thay đổi một số nội dung liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Điều 516 của Bộ luật Tố tụng dân sự đã bỏ thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của Thanh tra lao động và bỏ 11 Điều của Mục 5 Chương 14 của Bộ luật Lao động.Điều 1Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 đã bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 45. Ban giám sát có quyền:“Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ”. Trong khi, Bộ luật Lao động quy định việc thay đổi hợp đồng lao động (bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ, thay đổi mức lương, lợi ích khác), kỷ luật đối với người lao động phải do người sử dụng lao động (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền).

[5] Cụ thể là 4 nhóm quyền theo 8 công ước cơ bản của ILO gồm: tự do hiệp hội và thúc đẩy quyền thương lượng tập thể theo Công ước 87 và 98; xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc theo Công ước 29 và 105; xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em theo Công ước 138 và 182; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp theo Công ước 100 và 111

[6]Điều 22 Công ước của Liên Hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị và Điều 8 Công ước của Liên Hợp quốcvề các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: yêu cầu các quốc gia thành viên công ước phải bảo đảm thực hiện quyền công đoàn của người lao động .

[7]Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

[8]Theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIIvề thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

[9]Theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

[10]Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

[11]Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/06/2017 – Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/06/2017 –Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

1. Về bố cục văn bản

Bộ luật Lao động 2019 có 17 chương với 220 điều, giảm 22 điều so với Bộ luật Lao động năm 2012.

2. Chương 1 – Những quy định chung

+ Cả 2 Bộ luật Lao động 2019 và 2012 đều dành 8 điều để quy định những vấn đề chung như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hành vi bị nghiêm cấm…

Diem moi Bo luat lao dong 2019
So sánh Bộ luật Lao động 2019 với BLLĐ 2012

+ Về đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh thì BLLĐ 2019 kế thừa các quy định của BLLĐ 2012.

+ Về khái niệm người lao động:

BLLĐ 2019 quy định rõ thêm trường hợp lao động dưới 15 tuổi như: Tại Khoản 3 Điều 143 quy định người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành. Tại khoản 4 quy định người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc như nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.

(Trường hợp nào được ký hợp đồng lao động người dưới 15 tuổi?)

+ BLLĐ 2019 thay cụm từ “tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở” thành “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”. Và Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Trước đây, theo BLLĐ 2012 thì chỉ quy định tổ chức đại diện cho tập thể người lao động chứ không quy định đại diện cho người lao động, và tổ chức đại diện là ban chấp hành công đoàn  cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, chứ không có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

+ BLLĐ 2019 bổ sung thêm một số khái niệm như: Người làm việc không có quan hệ lao động; phân biệt đối xử trong lao động; Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Về quyền của người lao động:

Cơ bản Bộ luật Lao động 2019 kế thừa quy định BLLĐ 2012, tuy nhiên có bổ sung thêm một số quyền như: Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Về nghĩa vụ của người lao động

BLLĐ 2019 bên cạnh việc quy định người lao động có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, còn bổ sung nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận hợp pháp khác.

Thực hiện  quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

+ Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động

BLLĐ 2019 bổ sung thêm một số nghĩa vụ như: Thực hiện  quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp  phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

quay roi tinh duc
Hướng dẫn xử lý hành vi quấy rối tình dục

Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019)

+ Về các hành vi bị nghiêm cấm:

Cơ bản Bộ luật Lao động 2019 kế thừa các quy định của BLLĐ 2012.

3. Chương 2 – Việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động

+ Về tên gọi chương 2, BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm cụm từ “tuyển dụng và quản lý lao động”.

+ Về việc làm, giải quyết việc làm cũng như quyền làm việc của người lao động thì BLLĐ 2019 kế thừa quy định của BLLĐ 2012, cụ thể như: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm…

+ Tuyển dụng lao động: 

BLLĐ 2019 bổ sung thêm quy định: Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

4. Chương 3 – Hợp đồng lao động

+ Hợp đồng lao động:

BLLĐ 2019 cơ bản kế thừa BLLĐ 2012 khi quy định về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

BLLĐ 2019 bổ sung thêm trường hợp 2 bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm  có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

BLLĐ 2019 bắt buộc người sử dụng lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc thì phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Xem tiếp nội dung tại đây

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *