Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Quốc phòng 2018

Decuongtuyentruyen.com giới thiệu những nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Quốc phòng năm 2018, phù hợp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

1. Về bố cục Luật Quốc phòng

Luật Quốc phòng gồm 7 Chương, 40 Điều,   có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019

•Chương I: Những quy định chung, gồm 6 Điều (từ Điều 1 đến Điều 6)

•Chương II: Hoạt động cơ bản về quốc phòng, gồm 10 Điều (từ Điều 7 đến Điều 16)

•Chương III: Tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, gồm 06 Điều (từ Điều 17 đến Điều 22)

•Chương IV:  Lực lượng vũ trang nhân dân, gồm 06 Điều (từ Điều 23 đến Điều 28)

•Chương V: Bảo đảm quốc phòng, gồm 05 Điều (từ Điều 29 đến Điều 33)

Đề cương tuyên truyền Luật Quốc phòng năm 2018
Đề cương tuyên truyền Luật Quốc phòng năm 2018

•Chương VI: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về quốc phòng, gồm 06 Điều (từ Điều 34 đến Điều 39)

•Chương VII: Điều khoản thi hành (Điều 40).

2. Những quy định chung

2,1. Giải thích từ ngữ

– Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

 – Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

– Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.

– Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.

2.2 Chính sách nhà nước về quốc phòng

– Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

– Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược

– Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; …giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, …

– Bổ sung chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.3.  Quyền và nghĩa vụ công dân về quốc phòng

– Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

– Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ…

2.4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng

– Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 – Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng….

3. Hoạt động cơ bản về quốc phòng

3.1. Về phòng thủ quân khu

Luật quốc phòng đã chỉnh lý quy định về phòng thủ quân khu toàn diện, chặt chẽ hơn,   đã thống nhất giữa phòng thủ quân khu với phòng thủ đất nước, giữa phòng thủ quân khu với khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện trong một chỉnh thể thống nhất.

 Phòng thủ quân khu là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, bao gồm các hoạt động xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu.

3.2. Về khu vực phòng thủ

Các nhiệm vụ của khu vực phòng thủ đã bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ với nhiệm vụ phòng thủ quân khu và nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đồng thời, Luật quốc phòng năm 2018 đã bổ sung quy định mới về khu vực phòng thủ Thành phố Hà Nội là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước…

 Khu vực phòng thủ là bộ phận hợp thành phòng thủ quân khu, bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại; được tổ chức theo địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, lấy xây dựng cấp xã làm nền tảng để bảo vệ địa phương.

3.3. Giáo dục quốc phòng, an ninh

Nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm:

a) Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên, người học trong các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

b) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;

c) Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

3.3. Về công nghiệp quốc phòng, an ninh

Luật quy định công nghiệp quốc phòng, an ninh là cụ thể Điều 68 Hiến pháp năm 2013; cập nhật và thể chế kịp thời quan điểm, chủ trương mới của Đảng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các văn bản nêu trên đều quy định“Công nghiệp quốc phòng, an ninh”, không tách rời nhau giữa “Công nghiệp quốc phòng” và “Công nghiệp an ninh”.

3,4. Phòng thủ dân sự (chi tiết tại Nghị định 01/2019/NĐ-CP)

 Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:

a) Lực lượng nòng cốt gồm Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các Bộ, ngành trung ương, địa phương;

b) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia

3.5. Về kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng

– Luật quốc phòng quy định kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng là thể chế hóa nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cụ thể hóa Điều 68 Hiến pháp năm 2013;

Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội

(xem chi tiết tại Nghị định 164/2018/NĐ-CP)

….

Để tải toàn văn đề cương tuyên truyền Luật Quốc phòng 2018, vui lòng liên hệ mail trangtinphapluat2019@gmail.com.

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *