Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin

Decuongtuyentruyen.com giới thiệu tới bạn đọc những nội dung cơ bản cần tuyên truyền của Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp cho báo cáo viên pháp luật.

1. Một số quy định chung

* Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

•Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
•Cung cấp thông tin bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

Video tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin
Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin

2. Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin:

-Bình đẳng, không phân biệt đối xử
-Thông tin phải chính xác, đầy đủ
-Kịp thời, minh bạch, tuân thủ trình tự thủ tục
-Hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do Luật định
-Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

3. Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin:

Công dân. (Người nước ngoài được tiếp cận không?)

Người mất năng lực hành vi dân sự (giải thích): Thông qua người đại diện.

Người khó khăn trong nhận thức (giải thích): Người giám hộ.

Người dưới 18 tuổi: Thông qua người đại diện theo pháp luật.

(Tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tiếp cận thông tin)

4. THÔNG TIN KHÔNG ĐƯỢC TIẾP CẬN:

-Bí mật nhà nước: Tuyệt mật, Tối mật và mật
Bí mật nhà nước là những tin về vụ, việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước)

PLBVBMNN chưa quy định cụ thể tiêu chí xác định độ mật, tuyệt mật, tối mật, khó khăn trong xác định độ mật. CBCC chưa nẵm vững danh mục BMNN, đề xuất độ mật không chính xác. Việc đóng dấu mật đã hạn chế quyền tiếp cận thông tin.

-Thông tin nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin cuộc họp nội bộ cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ
– Bí mật công tác là gì? (Hiện nay chưa có khái niệm về bí mật công tác).

Đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Hành vi làm lộ bí mật công tác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

Về xử lý hình sự

Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Bộ luật Hình sự)

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điều 362. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:

Về xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, công dân ở trong nước và nước ngoài không đúng theo quy định;

5. THÔNG TIN ĐƯỢC TIẾP CẬN CÓ ĐIỀU KIỆN:

-Bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đồng ý.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh – Luật Sở hữu trí tuệ.

-Bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Điều 21. Hiến pháp 2013

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

-Bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. (chưa có quy định).

-Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, người đứng đầu cơ quan NN quyết định việc cung cấp thông tin nêu trên trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe cộng đồng theo quy định của pháp luật có liên quan mà không cần sự đồng ý của các chủ thể trên.

6. THÔNG TIN ĐƯỢC TIẾP CẬN

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước TRỪ thông tin không được tiếp cận và thông tin tiếp cận có điều kiện.

7. PHẠM VI CUNG CẤP THÔNG TIN

-Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra. Các phòng, ban, đơn vị của thành phố có trách nhiệm cung cấp những thông tin gì?

-UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thông tin khác liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

-Văn phòng HĐND cấp tỉnh, Văn phòng UBND cấp tỉnh, Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra.

Để tải toàn văn đề cương tuyên truyền nội dung cơ bản của Luật Tiếp cận thông tin vui lòng liên hệ mail trangtinphapluat2019@gmail.com

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *