Mẫu phiếu khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật dành cho cấp huyện, xã

Decuongtuyentruyen.com giới thiệu tới bạn đọc mẫu phiếu khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật dành cho Nhân dân.

TÊN CƠ QUAN KHẢO SÁT

Khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho Nhân dân)

 Để có cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan tình trạng hiểu biết pháp luật; nhu cầu tìm hiểu pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh, đề ra phương pháp, cách thức tổ chức tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân  trong thời gian đến; Cơ quan, đơn vị xây dựng phiếu khảo sát và đề nghị Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô có nội dung tương ứng, đối với câu hỏi không có sẵn phương án trả lời đề nghị Anh/chị trả lời cụ thể.

mẫu phiếu khảo sát pháp luật
Mẫu phiếu khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật

Ý kiến của Anh/chị sẽ là những thông tin rất có giá trị đối với công tác điều tra, nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin và ý kiến của Anh/chị với mục đích đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Anh/chị! 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Đề nghị Anh/chị cho biết một số thông tin về cá nhân:

a) Giới tính: Nam o 2. Nữ o

b) Tuổi: …………………………………………………………………………………………………………….

c) Nơi cư trú hiện nay:…………………….……………………………………………………………….

d) Nơi làm việc/học tập (nếu có):………………………………………………………………

đ) Nghề nghiệp: …………………………………………………………….……………………

e) Trình độ:

1.Trung học cơ sởo4.Cao đẳngo
2.Trung học phổ thôngo5.Đại họco
3.Trung cấp chuyên nghiệpo6.Khác:………………………o

 II.  NỘI DUNG KHẢO SÁT NHU CẦU TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

1. Theo Anh/chị, hiểu biết pháp luật sẽ đem lại lợi ích gì trong cuộc sống và công việc của mình?

aGiúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người thân, cộng đồng; tham gia tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người thân, bạn bè, hàng xóm thực hiện đúng pháp luật; phòng tránh vi phạm pháp luậto
bTự giác chấp hành pháp luậto
cCó hiểu biết, kiến thức để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, chống tham nhũng, tiêu cựco
dLợi ích khác (xin nêu cụ thể):……………………………………………………

……………………………………………………………………………………

o

 2. Theo Anh/chị có cần biết pháp luật không?

a Rất cầnb. Cầnc. Không cần

 3. Việc tìm hiểu, tiếp cận pháp luật của Anh/chị ở mức độ nào dưới đây?

a Chủ động   □

 

b. Khi gặp phải vấn đề cần giải quyết liên quan đến pháp luật mới tìm hiểu  □c. Không chủ động   □

 

4. Thời gian qua, Anh/chị có được tham dự các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do xã, huyện, tỉnh tổ chức không ?

a Không tham dự  □b Tham dự ít  □c Tham dự nhiều  □

 5. Theo Anh/chị việc còn hạn chế về hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật là do yếu tố nào?

aBản thân không thích tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật
bKhông có môi trường, điều kiện tiếp cận pháp luật
cChưa chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
dNội dung pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
đHình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được sử dụng hiệu quả
eYếu tố khác (ghi cụ thể):………………………………………………

 6.  Anh/chị cho biết, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân địa phương bằng hình thức nào?

Tư vấn pháp luật, tư vấn thủ tục hành chính
Tổ chức đối thoại chính sách pháp luật trong Nhân dân
Loa truyền thanh
Phát tờ rơi, tờ gấp
Tổ chức hội nghị tuyên truyền ở khu dân cư
Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật
Họp dân
Khác (ghi cụ thể):………………………………………………

7. Anh/chị cho biết, ngoài việc tiếp cận các thông tin pháp luật qua việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Anh/chị còn tìm hiểu, tiếp cận pháp luật thông qua hình thức nào?

Mạng xã hội □

Các chương trình được phát sóng chính thức trên Đài, các bài viết trên báo □

Thông qua tuyên truyền miệng của người dân xung quanh □

Đọc trực tiếp tại văn bản pháp luật cụ thể (được trang bị tại tủ sách pháp luật của địa phương, sách tự mua…) □

Các thông tin trên tờ rơi, tờ gấp pháp luật, các tài liệu khác do cơ quan chức năng cấp phát miễn phí □

8. Anh/chị cho biết, việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chính quyền địa phương thực hiện thường xuyên không?

a Thường xuyênb. Thỉnh thoảngc. Không tổ chức

9. Anh/chị cho biết, nội dung tuyên truyền, phổ biến đã được chính quyền địa phương thực hiện tập trung ở những lĩnh vực nào?

Hình sựĐất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng
Dân sựBạo lực gia đình, bình đẳng giới
An toàn giao thôngAn toàn vệ sinh thực phẩm
Môi trườngChứng thực, hộ tịch, hôn nhân gia đình
Dân sốKhác:………………………………………

10. Theo anh/chị, hạn chế của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương hiện nay là gì?

a) Trình độ, kỹ năng của người thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chưa đảm bảo □

b)Nội dung tuyên truyền, phổ biến chưa phù hợp, không phong phú, còn qua loa, hình thức □

c)Thời điểm tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến không phù hợp □

(Trường hợp chọn đáp án này, đề nghị anh/ chị nêu thêm: Theo anh chị, thời điểm tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến phù hợp là khi nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………).

d) Ý kiến khác

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………).

11. Để nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của bản thân, Anh/chị cho biết những nội dung nào dưới đây cần thực hiện?

aTăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân
bPhổ biến thường xuyên, liên tục về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tôn trọng và chấp hành pháp luật
cPhát động các phong trào học tập, chấp hành pháp luật rộng rãi trong nhân dân tại địa bàn cơ sở
dBan hành chế tài xử phạt nghiêm khắc áp dụng cho từng hành vi vi phạm pháp luật
đThực hiện chế độ khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời đối với những tấm gương thực hiện pháp luật tốt
eXây dựng các quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể
gBiện pháp khác (xin nêu cụ thể): ………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

12. Theo anh/chị, trong thời gian đến, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến Nhân dân địa phương những quy định ở lĩnh vực nào?

Hình sựĐất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng
Dân sựBạo lực gia đình, bình đẳng giới
An toàn giao thôngAn toàn vệ sinh thực phẩm
Môi trườngChứng thực, hộ tịch, hôn nhân gia đình
An ninh mạng, Tiếp cận thông tin, dân chủ ở cơ sởKhác:……………………………………… ………………………………………

………………………………………

13. Theo anh/chị, tại địa phương đối tượng nào cần được quan tâm tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật?

Thanh thiếu niên
Người khuyết tật, người già
Cán bộ, công chức, viên chức
Người lao động tự do
Người mới chấp hành xong hình phạt tù, người bị phạt cải tạo không giam giữ
Khác:………………………………………………..

14. Theo anh/chị, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố trong thời gian đến đạt hiệu quả hơn thì các cơ quan chức năng cần thực hiện những hình thức nào?

(Đối với câu hỏi này, anh/chị vui lòng đánh số thứ tự (1,2,3…) vào ô vuông tương ứng với đáp án mà anh chị cho là tối ưu nhất, cần thiết nhất).

Tích cực thường xuyên, kịp thời thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trên loa truyền thanh, báo, đài
Kịp thời lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi hợp dân, tiếp xúc cử tri
Thường xuyên tổ chức tư vấn pháp luật, tư vấn thủ tục hành chính
Thường xuyên tổ chức các hội thi, cuộc thi
Thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền miệng,
Tổ chức các cuộc vận động, phát động trong Nhân dân
Thành lập các câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật
Tổ chức các phiên tòa giả định, các phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương
Phát tờ rơi, tờ gấp, tập san tuyên truyền pháp luật
Khác:………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

 15. Anh/chị có đề xuất, kiến nghị gì trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn xã, huyện, tỉnh trong thời gian đến:

Xin cảm ơn Anh/chị!

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *