So sánh giữa hoạt động góp ý và hoạt động phản biện xã hội

Decuongtuyentruyen.com giới thiệu các bạn bài viết So sánh giữa hoạt động góp ý và hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và một số lưu ý trong hoạt động góp ý, phản biện xã hội.
1. Sự giống nhau
a) Về hình thức: Hoạt động phản biện xã hội và góp ý đều sử dụng hai hình thức: Tổ chức hội nghị phản biện xã hội và gửi dự thảo văn bản được góp ý hoặc phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.
b) Về đối tượng: Đối tượng của phản biện xã hội và góp ý đều là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
c) Về mục đích: Đều góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ; tăng cường đồng thuận xã hội.
d) Về tính chất: Đều giống nhau ở tính xã hội, khách quan, khoa học, xây dựng.
đ) Về nguyên tắc: Đều bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân; tôn trọng các ý kiến khác nhau nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc.
e) Về thành phần tham dự hội nghị: Tùy tình hình, điều kiện và tính hất, mức độ, phạm vi, nội dung của dự thảo văn bản góp ý hay phản biện xã hội và tương ứng với từng cấp có thể mời: tương ứng với từng cấp có đại diện Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đoàn Chủ tịch; Ban Thường

So sánh giữa góp ý và phản biện xã hội
So sánh giữa góp ý và phản biện xã hội

trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội; đại diện cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được góp ý, phản biện xã hội; đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan; thành viên các hội đồng tư vấn, các tổ chức tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản cần góp ý, phản biện xã hội.
g) Về kết quả: Đều có văn bản kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam hoặc của các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức thành viên.
4.2. Sự khác nhau
a) Về hình thức: Ngoài sử dụng hình thức hội nghị như hoạt động góp ý,hoạt động phản biện xã hội còn sử dụng hình thức tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa MTTQ Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
b) Về thành phần hội nghị
– Hội nghị phản biện xã hội gồm: Đại diện cơ quan chủ trì phản biện xã hội: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội cấp tổ chức phản biện; các chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, am hiểu lĩnh vực phản biện do MTTQ Việt Nam mời tham gia phản biện xã hội; đại diện cơ quan tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội; và tùy tính chất, mức độ quan trọng cơ quan chủ trì phản biện xã hội đại diện của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản được phản biện xã hội tham dự.
– Hội nghị góp ý gồm: Có thể mời đủ hoặc không bắt buộc có đủ thành phần như hội nghị phản biện xã hội. Ở những trường hợp cụ thể, căn cứ tính chất, mức độ dự thảo văn bản, có thể Ban Thường trực, lãnh đạo các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức thành viên có văn bản kiến nghị góp ý. Tại hội nghị này không nhất thiết phải mời cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
c) Về nội dung hội nghị
– Nội dung phản biện xã hội: Tại hội nghị phản biện, các đại biểu tham dự hội nghị tập trung phản biện xã hội những vấn đề mà cơ quan chủ trì phản biện thấy chưa phù hợp, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tại hội nghị phản biện xã hội, các ý kiến tham gia không chỉ đơn thuần là ý kiến một chiều, mà có thể có sự trao đi đổi lại, thảo luận để đi đến cùng một vấn đề; tại hội nghị này, có thể phạm vi giới hạn chỉ cần một nội dung để phản biện xã hội, nội dung đó liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, được dư luận xã hội quan tâm.
– Nội dung góp ý: Tại hội nghị góp ý, các đại biểu tham dự hội nghị có thể góp ý toàn diện văn bản từ nội dung đến kỹ thuật văn bản, câu chữ, từ ngữ, không giới hạn phạm vi góp ý.
d) Về trình tự, thủ tục
– Về hoạt động phản biện xã hội: Được thực hiện theo các quy định của Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 và Điều 15, Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.

– Về hoạt động góp ý: Được thực hiện theo các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một số lưu khi tổ chức thực hiện hoạt động góp ý, phản biện xã hội
1. Để góp ý, phản biện xã hội và truyền thông các dự thảo chính sách có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm thì các báo cáo viên pháp luật, tuyên tuyền viên, người hoạt động trong lĩnh vực tham mưu tổng hợp ý kiến góp ý, phản biện xã hội phải có năng lực tư duy, đánh giá và nắm chắc các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực góp ý, phản biện xã hội.
Trong quá trình tổ chức góp ý, phản biện xã hội, nếu xét thấy cần thiết có thể tổ chức đi khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở; tổ chức lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp trực tiếp chịu sự tác động.
2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Đối với những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, cần tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học, huy động và phân công trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị nội dung và ý kiến đánh giá, đề xuất kiến nghị cụ thể cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn. Trong quá trình tổ chức góp ý, phản biện xã hội, khi cần thiết có thể tổ chức đi khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại cơ sở; tổ chức hỏi ý kiến người dân, doanh nghiệp trực tiếp chịu sự tác động.

3. Việc tập hợp, tổng hợp kiến nghị góp ý phản biện xã hội phải khoa học, khách quan, trung thực, đầy đủ, có sự chắt lọc bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý, khoa học và thực tiễn, đồng thời đưa ra các giải pháp có tính khả thi.
4. Phân công cán bộ có trách nhiệm, trình độ, năng lực làm công tác góp ý phản biện xã hội, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc tiếp thu, trả lời các ý kiến kiến nghị sau phản biện xã hội

Trích từ Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp phát hành

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *