Tài liệu tìm hiểu Luật Bảo hiểm y tế và quy định xử phạt về bảo hiểm

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc bộ câu hỏi, đáp tìm hiểu Luật Bảo hiểm y tế và các quy định xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự trên lĩnh vực bảo hiểm y tế.

Câu 1. Bảo hiểm y tế là gì? Bảo hiểm y tế toàn dân là gì? Quỹ bảo hiểm y tế là gì?

 Trả lời:

Theo quy định Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) số 46/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 thì:

– Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

–  Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật Bảo hiểm y tế đều tham gia bảo hiểm y tế.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm y tế
Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo hiểm y tế

          –  Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

          Câu 2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là gì? Giám định bảo hiểm y tế là gì? Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là bao gồm những dịch vụ gì?

          Trả lời:

Theo quy định Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) số 46/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 thì :

                – Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

          – Giám định bảo hiểm y tế là hoạt động chuyên môn do tổ chức bảo hiểm y tế tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế, làm cơ sở để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

          – Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.

Câu 3. Bảo hiểm y tế được thực hiện trên những nguyên tắc nào ?

Trả lời :

Theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 46/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 thì Bảo hiểm y tế được thực hiện trên những nguyên tắc sau :

– Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.

Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.

– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.

– Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.

Câu 4. Nhà nước có chính sách nào về bảo hiểm y tế như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại tại Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 46/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 thì Nhà nước có những chính sách về bảo hiểm y tế sau đây:

– Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.

– Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.

– Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.

Câu 5. Luật Bảo hiểm y tế quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 46/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 thì những hành vi sau bị nghiêm cấm:

– Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định

– Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

– Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

– Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

– Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Câu 6. Những đối tượng nào được tham gia bảo hiểm y tế?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 12 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 46/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 thì những đối tượng sau được tham gia bảo hiểm y tế:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng

–   Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Câu 36. Tội gian lận bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;

b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 37. Tội trốn đóng bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trởlên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Câu 38. Hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế như sau:

Đề cương tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024
Đề cương tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng và buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có), buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động.

Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động theo một trong các mức sau đây và , buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có), buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế :

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.

Phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây và buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng hoặc số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

g) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

i) Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.

Câu 39. Hành vi vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với hành vi vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế.

Phạt tiền đối với cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế

TẢI TOÀN VĂN TÀI LIỆU TÌM HIỂU LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ TRÊN LĨNH VỰC BẢO HIỂM Y TẾ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *