Quy định mới các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên được quy định tại chương II của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được sửa đổi ,bổ sung bởi Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Theo đó, Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên gồm có 3 biện pháp (tăng 01 biện pháp so với Luật xử lý vi phạm hành chính 2012), cụ thể:  Nhắc nhở;   Quản lý tại gia đình;  Giáo dục đưa vào cộng đồng.

Biện pháp giáo dục đưa vào cộng đồng là biện pháp mới được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể:

Quy dinh ve xu ly vi pham hanh chinh nguoi chua thanh nien
Biện pháp xử lý hành chính người chưa thành niên

“1. Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này có nơi cư trú ổn định, đang theo học tại cơ sở giáo dục và cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.

2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.

3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng có hiệu lực, Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội để phối hợp, giám sát thực hiện.

Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng“.

Bên cạnh việc bổ sung biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng, Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 đã sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện quản lý tại gia đình như sau:

 “1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.”

Rubi

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *