Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Decuongtuyentruyen.com biên soạn giới thiệu đề cương tuyên truyền Luật phòng, chống tác hại của rượu bia để bạn đọc tham khảo, áp dụng vào công tác tuyên truyền pháp luật.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia Gồm có 7 chương, 36 điều, có hiệu lực 01/01/2020.

1. Một số khái niệm

– Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

– Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

Đề cương tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu,bia
Đề cương tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu,bia

2. Chính sách của nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu ,bia

– Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông

– Giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia

– Thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

(Cán bộ, công chức uống rượu, bia trong giờ nghỉ trưa bị phạt 3 triệu đồng)

– Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

3. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

– Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;

– Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia

– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra (BLDS 2015)

  1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
  2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

– Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi

Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013 43,8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu, bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% đã uống đến mức say ít nhất 1 lần. Việc sử dụng rượu bia ở độ tuổi dưới 18 ngày càng trở nên phổ biến và khó kiểm soát do pháp luật quy định chưa cụ thể, chế tài chưa nghiêm khắc.

– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

– CBCCVC, LLVT, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

 Hiện nay, Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt đề án văn hóa công vụ thì: Cán bộ, công chức, viên chức không được đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội;không được sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa.

– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu (chạy quá tốc độ, lấn làn sử dụng rượu, bia tham gia giao thông) làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49.

Hiện nay pháp luật về giao thông vẫn cho phép việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông, bên cạnh đó chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP chưa đủ sức răn đe (điều khiển xe máy bị phạt tối đa 4 triệu, xe oto tối đa 18 triệu).

– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên…

5. Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia

5.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia nhằm: Nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen.

5.2. Nội dung Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia

– Chính sách pháp luật, hành vi bị nghiêm cấm, chế tài xử phạt…

(Slide bài giảng Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia)

– Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả,..

– Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia

– Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia

– Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia…

Để tải toàn văn đề cương tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia vui lòng liên hệ mail: trangtinphapluat2019@gmail.com

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *