Nguyên tắc phân cấp quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính

Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước được quy định tại Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

6 nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước

Theo đó, thực hiện đẩy mạnh phân cấp phù hợp với khả năng tự cân đối ngân sách, điều kiện phát triển của các địa phương, vùng, miền và đặc thù nông thôn, đô thị, hải đảo gắn với đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương theo hướng bảo đảm các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước
Các lĩnh vực được phân cấp quản lý nhà nước

1. Phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, các quy định của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia; bảo đảm Chính phủ thống nhất quản lý về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với ngành, lĩnh vực, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cân đối vĩ mô.

(Quy định về phân quyền, ủy quyền trong cơ quan Nhà nước)

2. Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý.

3. Phù hợp với đặc thù nông thôn, đô thị, hải đảo; yêu cầu quản lý đối với ngành, lĩnh vực; khả năng tự cân đối ngân sách và vai trò trung tâm phát triển kinh tế – xã hội vùng, bảo đảm phân cấp nhiệm vụ gắn với bảo đảm nguồn lực.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn , bảo đảm an ninh quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

5. Phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý và khả năng tiếp nhận  phân cấp của địa phương, bảo đảm nguyên tắc hiệu quả,việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

6. Tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước phân cấp , trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước được phân cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực ở địa phương.

10 ngành, lĩnh vực phân cấp quản lý nhà nước

1- Ngành, lĩnh vực nội vụ gồm: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, vị trí việc làm;

2- Ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm: Biển và hải đảo;

3- Ngành, lĩnh vực thông tin và truyền thông gồm: Phát thanh và truyền hình;

4- Ngành, lĩnh vực văn hóa gồm: Điện ảnh;

5- Ngành, lĩnh vực y tế gồm: Khám bệnh, chữa bệnh;

6- Ngành, lĩnh vực xây dựng gồm: Hoạt động đầu tư xây dựng; kiến trúc; quy hoạch; phát triển đô thị;

7- Ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ gồm: Hoạt động khoa học và công nghệ;

8- Ngành, lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội gồm: Quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; an toàn, vệ sinh lao động;

9- Ngành, lĩnh vực tài chính gồm: Thu ngân sách nhà nước; chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công; phí và lệ phí; tài sản công;

10- Ngành, lĩnh vực kế hoạch và đầu tư gồm: Quản lý đầu tư; đầu tư công; đầu tư nước ngoài.

rubi

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *