Đề cương tuyên truyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025

 Ngày 19/2/2025, Quốc hội khóa XV, kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã chính thức thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 với 458/459 phiếu tán thành. Luật có 7 chương, 50 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.

Decuongtuyentruyen.com giới thiệu tới bạn đọc đề cương tuyên truyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, gồm 02 phần: Phần 1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Phần 2: Những nội dung chính và điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

Phần 1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

1. Một số nhiệm vụ chưa rõ thẩm quyền giữa các cấp

– Hiện nay, vẫn còn một số nhiệm vụ cả cấp tỉnh, huyện hoặc cả cấp huyện, xã cùng thực hiện nhưng chưa rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp như quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn… trong khi đó, việc sử dụng thuật ngữ “biện pháp” còn mang tính chất định tính, khó xác định, nhiều cách hiểu khác nhau.

Đề cương tuyên truyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
Đề cương tuyên truyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

2. Phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương với chính quyền địa phương trên một số ngành, lĩnh vực còn chưa quy định rõ, thiếu đồng bộ, chưa cụ thể tới từng đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và khả năng quản lý, điều hành của từng cấp, từng ngành gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đề nghị cấp thẩm quyền xem xét hướng dẫn hoặc luật hóa bằng các quy định cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thiếu quy định ủy quyền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp mà chưa quy định trường hợp ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cùng cấp. Điều này dẫn đến vướng mắc cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là trong các nội dung ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

– Mặt khác, tại khoản 7 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương lại quy định Chủ tịch UBND tỉnh chỉ ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh mà không quy định ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện.

Như vâỵ giữa các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đang không có sự thống nhất với nhau

3. Chưa quy định thẩm quyền của Thường trực HĐND

– Theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm: không giao thẩm quyền cho Thường trực HĐND tỉnh trong việc trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, có giao thẩm quyền cho Thường trực HĐND tỉnh:

+ Khoản 2, Điều 59: “…Ủy ban nhân dân lập phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách cấp mình, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất…”

+ Khoản 3, Điều 52: “Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất…”

+ Điểm b, Khoản 3, Điều 10: “Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất”.

Từ các căn cứ nêu trên, có sự bất cập giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ngân sách nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp. Việc quy định thẩm quyền của HĐND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh giữa 02 bộ Luật là chưa thống nhất; gây khó khăn cho việc áp dụng và thực hiện, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, nhất là những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ cấp bách.

Phân cấp trong cơ quan nhà nước
Phân cấp phân quyền trong cơ quan nhà nước

– Các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương chưa có quy định chế độ làm việc của Thường trực HĐND, Ban HĐND. Do vậy cần bổ sung và quy định rõ “Thường trực HĐND, Ban của HĐND làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số”.

4. Quy định chưa rõ thẩm quyền giới thiệu bầu Phó Chủ tịch

– Tại khoản 3, khoản 4 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và khoản 26 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định: HĐND bầu Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND theo giới thiệu của Chủ tịch HĐND; bầu Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND theo giới thiệu của Chủ tịch UBND. Nhưng chưa quy định cụ thể về người có thẩm quyền giới thiệu nhân sự để HĐND bầu Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND trong trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND; bầu Phó chủ tịch UBND và thành viên UBND trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND.

Do đó, cần bổ sung và quy định rõ “người có thẩm quyền giới thiệu các chức danh để HĐND tỉnh bầu trong trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND” để có cơ sở cho các địa phương thực hiện việc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo HĐND, UBND.

4. Bổ sung quy định bầu ủy viên UBND

– Đề nghị xem xét bổ sung quy định thủ tục bầu Ủy viên UBND cấp huyện, cấp tỉnh; trong đó quy định rõ “căn cứ kết quả bầu Ủy viên UBND, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND” nhằm bảo đảm thực quyền và nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm soát quyền lực HĐND. Đồng thời, sửa đổi quy định miễn nhiệm các chức danh do HĐND bầu trong trường hợp nghỉ hưu.

5. Thay đổi thẩm quyền khen thưởng đại biểu HĐND

– Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy: Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của mỗi đại biểu dân cử là giám sát việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của UBND, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND và cá nhân Chủ tịch UBND cùng cấp; UBND là cơ quan chấp hành của HĐND nhưng Chủ tịch UBND lại là người có thẩm quyền ký quyết định khen thưởng đối với đại biểu HĐND cùng cấp. Thẩm quyền này tuy bảo đảm sự thống nhất với nguyên tắc quản lý công tác khen thưởng, chức năng, nhiệm vụ UBND nhưng theo ý kiến của HĐND các cấp thì quy định như vậy là bất hợp lý.

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) vẫn chưa phân định thẩm quyền của HĐND, Chủ tịch HĐND các cấp trong việc khen thưởng đại biểu HĐND, các cơ quan của HĐND (hằng năm, đột xuất và cuối nhiệm kỳ) và xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu để làm căn cứ xét khen thưởng nhằm đảm bảo tính độc lập với thẩm quyền của UBND. Đề nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp hoặc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất đối với nội dung này.

Phần 2: Những nội dung chính và điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 quy định tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cũng như quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương.

Luật cũng quy định nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; Thẩm quyền quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Đáng chú ý, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.

Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương; Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp…

Bên cạnh đó, việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó xác định rõ chủ thể thực hiện, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm các nguyên tắc phân định thẩm quyền và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại Luật này.

Về phân cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình hoặc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.

Mẫu quyết định giao quyền xử phạt hành chính
Ủy quyền trong cơ quan nhà nước

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ mà mình được giao theo quy định của pháp luật để tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản trị đơn vị và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp.

Về ủy quyền, Ủy ban nhân dân được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình hoặc Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; Chủ tịch Ủy ban nhân dân được ủy quyền cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới; cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được ủy quyền cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được giao theo quy định của pháp luật trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phân cấp, ủy quyền.

Việc ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện đối với các nhiệm vụ, quyền hạn nhằm tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản trị đơn vị và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Đồng thời, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã, UBND cấp xã; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Luật cũng quy định tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương gồm tổ chức và hoạt động của HĐND, của UBND.

Decuongtuyentruyen.com sẽ tiếp tục cập nhật những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *