Decuongtuyentruyen.com biên soạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ; Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập, ôn thi công chức, viên chức, thi nâng ngạch, thăng hạng chức danh nghề nghiệp…
Câu 1. Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
a) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
b) Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
c) Đềcao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
d) Tập trung dân chủ
đáp án D
Câu 2. Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện?
a) theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
b) theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh.
c) theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị gắn với vị trí việc làm
Đáp án A
Câu 3. Đối tượng, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học?
a) Cán bộ, công chức cấp là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
b) Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
c) Cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Đáp án B
Câu 4 . Đâu không phải là Hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm?
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
c) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
d) Tập sự
Đáp án D
Câu 5. Đâu không phải là nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
a) Lý luận chính trị.
b) Kiến thức quốc phòng và an ninh.
c) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
d) Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Đáp án D
Câu 6. Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, do cơ quan nào bồi dưỡng?
a) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
b) Học viện Hành chính Quốc gia
c) Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
d) Cả A và B
Đáp án B
Câu 7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng các chương trình nào?
a) Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cấp vụ và tương đương;
b) Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;
c) Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức;
d) Tất cả chương trình trên
Đáp án D
Liên hệ email trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ; Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm 42 câu