Lý do huyện Phú Ninh đặt tên xã Tây Hồ, xã Chiên Đàn và xã Phú Ninh?

Ngày 18/4/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 45NQ/TU về sắp xếp, sáp nhập tổ chức đảng, đơn vị hành chính cấp , cấp tỉnh. Theo đó, thống nhất tên của đơn vị cấp mới theo tên của đơn vị cấp huyện trước sắp xếp (Phú Ninh) gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin, đồng thời xuất phát từ việc lưu giữ ý nghĩa của tên gọi huyện Phú Ninh. Tuy nhiên hiện nay, tiếp thu ý kiến nắm bắt tâm , nguyện vọng của Nhân dân, cần xem xét các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống quê hương của từng vùng đất, địa phương vào tên gọi mới, do đó sự điều chỉnh để phù hợp.

Địa danh Tam Kỳ có từ bao giờ? và những cách lý giải về địa danh Tam Kỳ

1. Xã Tây Hồ (Tên gọi mới trên cơ sở nhập xã Tam An, xã Tam Thành, xã Tam Phước, xã Tam Lộc) 

Tên gọi xã Tây Hồ trên cơ sở nhập xã Tam An, xã Tam Thành, xã Tam Phước và xã Tam Lộc xuất phát từ sự ghi nhớ công lao đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.

Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh (1872-1926) có hiệu là Tây Hồ, quê làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh). Tên gọi Tây Hồ mang nhiều ý nghĩa, là tên gọi gắn với quê hương của Cụ Phan Châu Trinh; “Tây” là phương Tây, miền Tây, nỗi niềm riêng, “Hồ” là vũng nước sâu, rộng, còn có nghĩa là người trượng phu có khí khí hào hiệp, có chí lập công phương xa; Tây Hồ có ý nghĩa là đem tài trí của mình dấn thân lập công nơi đất nước xa xôi. Ông đỗ Cử nhân vào năm 1900, làm quan Thừa biện Bộ Lễ trong thời gian ngắn, rồi rời quan trường tham gia hoạt động cách mạng. Nhà yêu nước Phan Châu Trinh hoạt động tích cực, sôi nổi trong phong trào Duy Tân giai đoạn đầu thế kỷ XX. Với tinh thần khẳng khái, Phan Châu Trinh luôn tôn chỉ mục tiêu phục vụ và cống hiến cho Tổ quốc. Ông đã để lại tấm gương sáng của một nhà chí sĩ yêu nước nặng nợ với mục tiêu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Hiện nay, khu lưu niệm Cụ Phan Châu Trinh được xây dựng trên nền nhà cũ tại thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, là “địa chỉ đỏ”, chứng cứ lịch sử cho các thế hệ sau noi theo. Khu di tích được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lý do huyện Phú Ninh đặt tên xã Tây Hồ, xã Chiên Đàn và xã Phú Ninh?
Lý do huyện Phú Ninh đặt tên xã Tây Hồ, xã Chiên Đàn và xã Phú Ninh?

Việc đặt tên xã mới là xã Tây Hồ có ý nghĩa về mặt lịch sử, nhằm ghi nhớ công ơn của bậc chí sĩ vĩ đại của dân tộc được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này, đồng thời hun đúc và phát huy tinh thần học tập, lòng tự hào cho thế hệ trẻ mai sau.

2.  Xã Chiên Đàn (Tên gọi mới trên cơ sở sáp nhập thị trấn Phú Thịnh, xã Tam Đàn, Tam Thái

Việc đặt tên xã Chiên Đàn trên cơ sở sáp nhập thị trấn Phú Thịnh, xã Tam Đàn, Tam Thái xuất phát từ truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của mảnh đất thuộc tỉnh Quảng Nam. Từ thời phong kiến, Chiên Đàn từng là tổng Chiên Đàn, là trung tâm hành chính, kinh tế – văn hóa của phủ Tam Kỳ. Nơi này từng được chọn làm lỵ sở của huyện Hà Đông – huyện cực nam tỉnh Quảng Nam thời nhà Nguyễn. Đây là vùng địa linh nhân kiệt, đất rộng, người đông, ruộng đất trù phú, là nơi sản sinh nhiều nhân vật yêu nước, khoa bảng và đóng vai trò mạnh mẽ trong các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm.

Đình Chiên Đàn là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia, ngôi đình tọa lạc trên đất làng Chiên Đàn xưa, nay là thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn. Đây là ngôi đình có niên đại gần 5 thế kỷ, bảo lưu nhiều giá trị văn hóa – lịch sử, là nơi ghi danh những danh nhân, khoa bảng, những người con ưu tú có nhiều đóng góp cho quê hương như Kiều Phụng, Đống Công Trường, Nguyễn Dục, Trần Văn Dư, Nguyễn Hoán, Nguyễn Thích,… Là một trong ba ngôi đình lớn nhất ở tỉnh Quảng Nam. Trong những năm tháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Chiên Đàn là nơi diễn ra nhiều cuộc tụ nghĩa, là nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng. Hiện nay, đây còn là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, giữ gìn phong tục tập quán địa phương.

Vì vậy, tên gọi xã Chiên Đàn mang ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, nhằm hun đúc tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống quý báu của địa phương.

 3. Xã Phú Ninh (Tên gọi mới trên cơ sở sáp nhập xã Tam Dân, xã Tam Đại, xã Tam Lãnh

Việc đặt tên xã Phú Ninh trên cơ sở sáp nhập xã Tam Dân, xã Tam Đại, xã Tam Lãnh là xuất phát từ yếu tố lịch sử đấu tranh hào hùng của mảnh đất nơi đây và đặc biệt, gắn liền với công trình đại thủy nông Phú Ninh.

Địa danh Tam Kỳ có từ bao giờ? và những cách lý giải về địa danh Tam Kỳ
Địa danh Tam Kỳ có từ bao giờ? và những cách lý giải về địa danh Tam Kỳ

Trãi qua  hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ xâm lược, Phú Ninh được xem là “vùng đất vàng” trong thời chiến. Nơi đây nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra cũng là căn cứ kháng chiến của cán bộ, chiến sỹ huyện Bắc Tam Kỳ trong kháng chiến chống Mỹ, đã có biết bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống để đổi lấy độc lập, hòa bình cho ngày hôm nay.

Và cũng chính trên mảnh đất này, sau ngày hòa bình thống nhất, để thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, với phương châm “tất cả để xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh”, hàng ngàn hộ dân với hơn chục ngàn nhân khẩu tại các xã huyện Núi Thành và Phú Ninh ngày nay, trong đó có xã Tam Dân, Tam Đại, Tam Thái đã di dời nhà cửa, hiến đất, cùng với nhân dân toàn tỉnh góp sức người làm nên công trình Hồ Phú Ninh, đây được xem là công trình mang tính chiến lược, đột phá và táo bạo lúc bấy giờ. Hồ Phú Ninh với diện tích 36 km2 được khánh thành và đưa vào sử dụng năm 1986, là nơi cung cấp nước tưới cho 23.000 ha đất nông nghiệp thuộc 5 huyện Phú Ninh, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Giờ đây không chỉ là hồ cung cấp nước tưới, hồ Phú Ninh giáp giới của 3 địa phương: xã Tam Thái, Tam Dân và Tam Lãnh đã trở thành địa điểm du lịch, tham quan với bức tranh sơn thủy hữu tình, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Vì vậy, tên gọi xã Phú Ninh không chỉ là phát huy truyền thống hào hùng của mảnh đất nơi đây mà còn là niềm tự hào về tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo để góp phần hình thành nên công trình đại thủy nông Phú Ninh.

Theo Công văn 09/CV-BTGDVHU ngày 22/4/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận huyện ủy Phú Ninh

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *