Decuongtuyentruyen.com giới thiệu tới bạn đọc một số tình huống liên quan đến việc sử dụng không gian mạng của các bạn học sinh, qua đó tuyên truyền các nội dung của Luật An ninh mạng.
Tình huống 1. Do thiếu tiền ăn chơi, A và B đã lập ra nhiều tài khoản facebook ảo để bán điện thoại qua mạng. Hai bạn chụp ảnh những chiếc điện thoại và lấy những hình ảnh trên mạng để đăng bán với giá rẻ hơn so với giá thị trường và đặt ra quy định là khách hàng mua hàng được quyền đổi trả nhưng không được xem hàng trước khi thanh toán tiền. Đến lúc giao hàng, 2 bạn đã bỏ một hộp khẩu trang y tế thay vì điện thoại. Sau đó, 02 bạn xóa tài khoản facebook với mục đích khách hàng sau khi phát hiện sẽ không liên lạc được.
Hỏi, nếu A và B rủ em tham gia thì em có tham gia cùng không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Không, vì hành vi của A và B là vi phạm pháp luật. Vi phạm điều cấm của Luật An ninh mạng (hành vi sử dụng công nghệ thông tin để chiếm đoạt tải sản).
Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưu sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g)97 (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b)98 (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b)99 (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tình huống 2. A và B là hai bạn rất thân từ khi còn là học sinh tiểu học đến trung học cơ sở, nhưng đến năm lớp 8 thì A và B không còn thân thiết và chơi với nhau nữa.
B đã dùng tài khoản mạng xã hội Facebook để đăng tải các thông tin về bí mật của cá nhân A như tính cách, những đặc điểm trên cơ thể, về gia đình A, nói xấu A…và chia sẻ thông tin này đến bạn bè của A và nhận được nhiều bình luận từ người dùng Facebook. A rất buồn và đã đề nghị B gở bỏ các thông tin nhưng B không gở dẫn đến A phải bỏ học.
Hỏi: Việc B dùng mạng xã hội Facebook để đăng tải các thông tin về bí mật của cá nhân A như tính cách, những đặc điểm trên cơ thể, về gia đình A có đúng pháp luật không? Vì sao
Gợi ý Trả lời:
Hành vi của B là vi phạm pháp luật, vì theo Điều 18 Luật An ninh mạng thì Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là vi phạm pháp luật.
Hành vi của B sẽ bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Tình huống 3. Theo các bạn khi sử dụng mạng internet, nhất là mạng xã hội như facebook thì chúng ta không được đăng tải, phát tán những nội dung gì?
Gợi ý trả lời:
Theo quy định tại Điều 18 Luật An ninh mạng thì hành vi Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định dưới đây là vi phạm pháp luật:
1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Tình huống 4. Bạn A học lớp 9 rất thích đốt pháo, lân la lên mạng bạn A được một tài khoản facebook mời mua pháo với giá 200k/hộp. A đã nói dối bố mẹ là cần 200k để nộp tiền học, sau khi bố mẹ cho tiền thì A đã mua card điện thoại rồi nhắn mã số cho người bán pháo trên mạng để mua pháo về đốt.
Hỏi: Việc A lên mạng xã hội mua pháo có đúng không?, vì sao?
Gợi ý trả lời:
Hành vi của người bán pháo cũng như của A là vi phạm pháp luật, vì theo Điểm d Khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng thì hành vi Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật là vi phạm pháp luật.
Hành vi của A sẽ bị xử lý: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng về hành vi Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm (Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình)
Quốc Huy