Tổng hợp văn bản ban hành từ 09/3 đến 15/3/2020

Decuongtuyentruyen.com biên soạn giới thiệu một số văn bản quan trọng ban hành từ ngày 09/3 đến 15/3/2020 như: Quy định về công tác văn thư, chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền…

1. Quy định mới về ký thừa lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, có hiệu lực 05/3/2020, thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2004/NĐ-CP  về công tác văn thư.

(Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính)

Theo đó, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

Văn bản mới
Văn bản mới ban hành

Trước đây theo Nghị định 110 và Nghị định 09 thì ký thừa lệnh không được ký thay.

(xem clip hướng dẫn thực hiện Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư)

2. Quy định mới về giá cước cuộc gọi điện thoại

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hànhThông tư 05/2020/TT-BTTTT quy định về giá cước kết nối cuộc gọi thoại giữa hai mạng viễn thông di động mặt đất toàn quốc và giữa mạng viễn thông cố định mặt đất nội hạt với mạng viễn thông di động mặt đất toàn quốc, có hiệu lực 01/5/2020, theo đó:

– Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại giữa hai mạng di động được áp dụng như sau: mạng khởi phát cuộc gọi trả mạng kết cuối cuộc gọi giá cước kết nối là 270 đồng/phút (hai trăm bảy mươi đồng một phút).

– Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng cố định nội hạt vào mạng di động được áp dụng như sau: mạng khởi phát cuộc gọi trả mạng kết cuối cuộc gọi giá cước kết nối là 270 đồng/phút (hai trăm bảy mươi đồng một phút).

– Giá cước kết nối đối với cuộc gọi thoại từ mạng di động vào mạng cố định nội hạt được áp dụng như sau: mạng khởi phát cuộc gọi trả mạng kết cuối cuộc gọi giá cước kết nối là 270 đồng/phút (hai trăm bảy mươi đồng một phút).

3. Quy định về chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền

 Bộ Tư pháp vừa ban hành  Thông tư  01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có hiệu lực 20/4/2020.

Theo đó, một số trường hợp dưới đây được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền:

– Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

– Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

– Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

– Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

 Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên  thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Quốc Huy

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *