Việc xử lý thông tin giả, sai sự thật có vi phạm quyền con người không?

Câu hỏi: Đồng chí đánh giá như thế nào khi các thế lực thù địch, phản động, chống đối xuyên tạc hoạt động xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc là vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận?

Gợi ý trả lời:

Thời đại ngày nay, xét từ giác độ khoa học-công nghệ (KH&CN) là thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Cuộc cách mạng này hội tụ nhiều công nghệ, như trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), tất cả đều dựa trên công nghệ thông tin (CNTT).

Với những công nghệ đó một thế giới mới, khác biệt với thế giới mà con người đang sống đã ra đời-đó là thế giới ảo, thế giới dựa trên kỹ thuật số, trên internet, mạng điện tử. Có thể nói, trong thời đại CMCN 4.0 đi đôi với cơ hội, nhân loại cũng phải đối diện với những thách thức mới-một trong những thách thức đó là phân biệt đâu là thực, đâu là ảo, đâu là giả.
Thế giới ảo lại đặt ra nhiều thách thức đối với nhân loại, nhất là việc đánh giá tính chân thực của thông tin từ những việc đơn giản như mua hàng trên mạng cho đến những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền riêng tư của cá nhân… Khác với thế giới thực, những thông tin mà người ta có được trên thế giới ảo khó kiểm chứng. Điều này, dẫn đến kẻ xấu có thể lợi dụng internet, MXH vì những mục tiêu không tốt, như: Đưa thông tin giật gân, câu view, câu like; đưa thông tin về đời tư do hẹp hòi, ích kỷ, định kiến cá nhân… Thông tin sai sự thật không những ảnh hưởng đến xã hội, mà thậm chí có người đã tìm đến cái chết thương tâm…

Luật An ninh mạng quy định quyền con người như thế nào
Video tuyên truyền về quyền và bổn phận của trẻ em

Ở Việt Nam, trên lĩnh vực chính trị, những phần tử cơ hội đã lợi dụng internet, mạng xã hội để nhằm vào việc chống phá, hòng lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), như: Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam; bôi nhọ chính quyền các cấp… kêu gọi người dân biểu tình, gây rối…

Vừa qua (16/8/2018), Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình Lượng (sinh năm 1965) trú tại xóm 9, xã Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An), bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng, liên tục trong thời gian dài, Lượng lập tài khoản trên Facebook để tán phát hàng trăm thông tin, clip có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kích động tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Trước đó, nhiều bị cáo, như: Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng) cũng có hành vi tương tự-lập tài khoản trên mạng xã hội, tán phát bài viết, các clip với nội dung thông tin  bịa đặt nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tất cả các đối tượng nêu trên đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Các thế lực thiếu thiện cảm với Việt Nam ở nước ngoài cũng sớm lợi dụng internet, MXH để đưa thông tin can thiệp, chống phá chế độ xã hội, Nhà nước Việt Nam. Điển hình là hằng năm Hoa Kỳ công bố hai bản Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền và tình hình tôn giáo trên thế giới đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao và sứ quán Hoa Kỳ, sau đó được các cơ quan báo chí, hãng thông tấn phương Tây, như: BBC, RFA, VOA, RFI đưa lại. Trong các bản “Phúc trình” nói trên, Hoa Kỳ thường xuyên tạc chính sách, pháp luật Việt Nam, đặc biệt là xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do internet ở Việt Nam. Chứng cứ mà họ bao biện cho hành vi của mình thường là những vụ án về tội phạm lợi dụng tự do ngôn luận, báo chí, lợi dụng internet, MXH để tán phát các thông tin xấu độc chống phá chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam.

(Bài giảng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội)

Gần đây, trong dịp Quốc hội khóa XIV thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt là dự án Luật Đặc khu) và Luật An ninh mạng, nhiều trang mạng phương Tây cho rằng cơ quan chức năng của Việt Nam đã sử dụng “hai điều luật cực kỳ mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự là Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước” và Điều 258 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để bắt bớ và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến”. Những cuộc biểu tình, gây rối (ngày 10 và 11/6/2018) ở một số địa phương gần đây với cái cớ là phản đối dự án Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng, thực tế là đã có bàn tay của các thế lực thù địch ở nước ngoài lợi dụng internet, MXH để kích động nhân dân chống lại chính quyền. Nối tiếp những hành động trên, ngày 12/7/2018, một số nghị sĩ cực hữu Hoa Kỳ (nhóm Vietnam Caucus) soạn thảo văn bản, “kêu gọi” lãnh đạo công ty Facebook và Google không chuyển văn phòng lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng ở nước ngoài về Việt Nam.

Trắc nghiệm tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018
Đề cương tuyên truyền Luật An ninh mạng năm 2018

Tháng 3/2019, trên trang facebook có tên “Đầm bầu thời trang Mami” đã đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi “tẩy chay” thịt lợn vì có thể lây sang người.

Qua xác minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định những hình ảnh của trang facebook này lấy lại từ nhiều báo điện tử về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại tỉnh Bình Phước vào tháng 11/2018.

Thông tin trên được hàng trăm tài khoản facebook chia sẻ và bình luận. Ngày 8/3, chủ sở hữu trang này đã bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) triệu tập đến làm việc để làm rõ thông tin sai sự thật.

Hay ngày 14/3/2019, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã làm việc với chủ nhân của nick zalo tung thông tin giả về tập đoàn nước ngoài đầu tư đặc khu kinh tế tại Quảng Ngãi.

Chủ nhân của số điện thoại zalo đã đăng nội dung về việc “có tập đoàn nước ngoài (Dubai) với tài sản 120 tỷ USD đang nghiên cứu biến bờ biển Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi thành khu siêu nghỉ dưỡng ven biển… Dự án sẽ thúc đẩy khu vực này thành đặc khu kinh tế trọng điểm, du lịch và cảng neo đậu tàu thuyền lớn nhất Việt Nam, thu hút giới đầu cơ săn đất tập trung đến”.

Đây là thông tin bịa đặt, có thể gây sốt giá đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự tại địa phương.

Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã triệu tập và xử lý nữ nhân viên này theo quy định của pháp luật.

Cũng trong tháng 3/2019, trên facebook xuất hiện tài khoản giả mạo mang tên “Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Tài khoản này có đầy đủ hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, với nhiều nội dung được chia thành các chuyên mục. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, tài khoản mạo danh này đã đăng hàng loạt trạng thái về những vụ việc gần đây được công chúng quan tâm… Đây không phải lần đầu tiên xảy ra việc kẻ xấu mạo danh các cơ quan, tổ chức hoặc lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội.

Những ví dụ trên chỉ là ít ỏi trong số hàng trăm nội dung đưa tin giả được lan truyền trong thời gian qua.

Thông tin giả, thông tin sai sự thật không chỉ đánh lừa người đọc, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà còn có nguy cơ xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thời gian qua đã điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân tung tin sai sự thật, tin giả…

Việc xử lý hành vi tung tin sai sự thật, tin giả của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thời gian qua bị các thế lực bên ngoài, thế lực phản động cho rằng vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận, nhưng thực tế việc xử lý thông tin sai sự thật, tin giả là đang bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Hiến pháp 2013 dành cả Chương II quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Thể chế hóa Hiến pháp 2013, Quốc hội Việt Nam đã chỉnh sửa và xây dựng nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm những quyền trên. Trước Hiến pháp 2013, Chính phủ đã ban hành nghị định về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng” (15/7/2013). Trong nghị định này, Chính phủ xác định chính sách phát triển, quản lý internet của Nhà nước Việt Nam là: “Thúc đẩy việc sử dụng internet…; khuyến khích phát triển ứng dụng tiếng Việt…; phát triển hạ tầng internet băng rộng… chú trọng việc phổ cập dịch vụ internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục…”.

Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật…”.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *