Ngày 14/8/2020, Sở Tài chính Quảng Nam ban hành Công văn Số: 2154/STC-HCSN hướng dẫn thêm một số nội dung liên quan chế độ đặc thù và kinh phí trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, theo đó:
1. Về thời điểm hưởng chế độ phụ cấp chống dịch:
Tại khoản 2, điều 3 Nghị quyết số 37 quy định: “Chế độ đặc thù quy định tại
Nghị quyết này được thực hiện trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Các chế độ khác không được quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo quy định hiện hànhcủa pháp luật.”
Tại điểm đ, khoản 4, điều 1 Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của
UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời một số chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có quy định: “Chế độ đặc thù phòng, chống dịch Covid-19 tại quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 03/02/2020 (ngày thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra)”.
Ngoài ra, tại điểm b, khoản 1, điều 3- Chế độ phụ cấp chống dịch, Quyết định
số 73 có quy định: “Trường hợp dịch chưa được công bố nhưng phải đi giám sát, điều tra, xác minh dịch cũng được hưởng mức phụ cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”.
Do vậy, để phù hợp và thống nhất thực hiện các chế độ phụ cấp chống dịch trên địa tỉnh, đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện chi trả chế độ phụ cấp chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo quy định từ ngày 03/02/2020 theo số ngày thực tế tham gia có sự phân công của cấp có thẩm quyền; trường hợp trước ngày 03/02/2020, nếu có phát sinh nhiệm vụ đi lấy mẫu xét nghiệm thì vẫn được thực hiện chi trả chế độ phụ cấp phòng chống dịch theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 3, Quyết định số 73 nói trên. Đồng thời, các chế độ khác không được quy định tại Nghị quyết 37 thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật, trong đó có Quyết định số 73 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính.
2. Về chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/ngày, kể cả ngày ghỉ,
ngày lễ:
Tại điểm a, khoản 4 điều 1 Nghị quyết 37 quy định về chế độ phụ cấp chống
dịch mức 300.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đối với “Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch”, đây là chế độ đối với các trường hợp trực tiếp đi giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm để điều tra, xác minh dịch Covid-19 theo quy định.
Trường hợp các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cấp đi giám sát, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thì không được hưởng mức 300.000đ/ngày nói trên, mà được hưởng chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ theo quy định tại điểm a,khoản 2 điều 3 Quyết định 73 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Về chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ:
Đề nghị các địa phương, đơn vị căn cứ nguyên tắc thực hiện thường trực chống dịch 24/24 giờ quy định tại điểm a, khoản 2 điều 3 Quyết định số 73 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện, quyết định phân công thường trực chống dịch 24/24 giờ để làm cơ sở thanh toán chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ đảm bảo đúng quy định về mức chi tại khoản 5 điều 1 Nghị quyết 37 của Chính phủ và quy định về chế độ làm thêm giờ quy định tại điểm d, khoản 2 điều 3 Quyết định 73 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
Trong đó, đối với cán bộ công chức của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các cấp được phân công thực hiện nhiệm vụ tại văn phòng cơ quan thường trực, đề nghị cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các cấp chịu trách nhiệm báo cáo Ban chỉ đạo cùng cấp phê duyệt quyết định phân công cụ thể để làm cơ sở hưởng chế độ phụ cấp tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ theo quy định.
4. Về chế độ đối với người thực hiện nhiệm vụ tại các điểm chốt chặn/ trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19, tại các khu vực phong tỏa cách ly
Thực tế tại các điểm chốt chặn/ trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của tỉnh,
của các huyện, thị xã, thành phố hoặc tại các khu vực phong tỏa cách ly đều có bố trí và phân công các lực lượng Công an, Quân đội, dân quân, các đoàn thể, các tình nguyện viên,… thực hiện nhiệm vụ chốt chặn, kiểm soát người, phương tiện ra, vào các địa phương, khu vực phong tỏa.
Căn cứ các quy định chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết 37 của Chính phủ, các lực lượng Công an, Quân đội, dân quân, các đoàn thể, các tình nguyện viên,… thực hiện nhiệm vụ tại các điểm chốt chặn/ trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19, tại các khu vực phong tỏa cách ly áp dụng mức bồi dưỡng theo quy định tại điểm a, khoản 7 Điều 1 Nghị quyết số 37/NQ-CP của Chính phủ với mức 130.000 đồng/ngày và được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày.
5. Các trường hợp được phân công thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly y tế tập trung (như Công an, Bộ đội, dân quân, phục vụ, nhân viên vệ sinh,..) thì được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch quy định tại điểm c, khoản 4 điều 3 Nghị quyết 37 với mức 150.000 đồng/ngày và được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày.
6. Về chế độ công tác phí trong tham gia phòng, chống dịch:
Các lực lượng tham gia phòng, chống dịch đã được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và chế độ hỗ trợ tiền ăn theo quy định. Trường hợp thực tế có đi công tác để thực hiện nhiệm vụ, thì được chi trả chế độ công tác phí theo quy định hiện hành; trong đó, đối với chế độ phụ cấp lưu trú trong công tác phí có nội dung chi tương đồng với chế độ hỗ trợ tiền ăn trong phòng, chống dịch, do vậy đề nghị chỉ hưởng một mức cao nhất giữa chế độ phụ cấp lưu trú và chế độ hỗ trợ tiền ăn theo các quy định hiện hành.
7. Về chi trả và khử trùng việc chi các chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19:
a) Tại Công văn số 4219/BTC-NSNN ngày 08/4/2020 của Bộ Tài chính về việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 có quy định: “Đối với đối tượng do Trung ương trực tiếp quản lý như:quân đội, công an, hải quan,… Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn riêng”. Tuy nhiên, đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nội dung này.
Để đảm bảo chủ động, kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách, các nội dung chi cần thiết phòng, chống dịch covid-19, đề nghị các địa phương chủ động chi trả theo quy định, kể cả đối với đối tượng do Trung ương trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, đề nghị các địa phương phối hợp với các đơn vị do Trung ương trực tiếp quản lý trên để hoàn trả lại các khoản ngân sách huyện đã chi khi Trung ương có cấp kinh phí thực hiện các chế độ trên cho đơn vị.
b) Đối với các lực lượng địa phương huy động tham gia như thanh niên, dân
quân,… đề nghị ngân sách cấp huyện chi trả (kể cả lực lượng do các cơ quan cấp tỉnh huy động) và giao cho cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chống dịch chi trả theo quy định tại khoản 5 điều 5 Quyết định 73 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đối với lực lượng y tế tham gia, đề nghị Thủ trưởng cơ sở y tế nơi trực tiếp
quản lý người lao động chịu trách nhiệm theo dõi, chi trả các chế độ theo quy định cho người lao động của đơn vị mình theo quy định tại khoản 4 điều 5 Quyết định 73 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tổng hợp báo cáo về Sở Y tế để chủ trì kiểm tra, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định.
d) Đối với chế độ hỗ trợ tiền ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế:
Trường hợp thực hiện cách ly tại các cơ sở y tế thì do các cơ sở y tế đảm bảo và thực hiện, đồng thời tổng hợp nhu cầu, kết quả hỗ trợ gửi về Sở Y tế để chủ trì kiểm tra, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định.
Trường hợp thực hiện cách ly tại các địa điểm khác thì do cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì đảm bảo và thực hiện; đồng thời tổng hợp nhu cầu, kết quả hỗ trợ gửi về Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định, trong đó đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cách ly, đơn vị Trung ương (nếu có) về việc thực hiện chế độ hỗ trợ tiền ăn này để tránh chi trùng chế độ.
8. Về mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất,… phục vụ phòng, chống dịch:
a) Đối với mua sắm, sửa chữa phục vụ tại các cơ sở cách ly tập trung:
Đối với các thiết bị, vật tư y tế (như: khẩu trang y tế, máy đo thân nhiệt, hóa
chất, găng tay,…nói chung liên quan đến chuyên môn y tế) thì Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế tại địa phương thực hiện mua sắm, đảm bảo theo định mức quy định; đồng thời tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh mua sắm theo đúng các quy định hiện hành.
Đối với các địa phương, đơn vị được giao chủ trì cách ly tập trung thực hiện
tinh thần triệt để tiết kiệm, tận dụng các thiết bị, vật dụng thiết yếu hiện có tại cơ sở để thực hiện; trường hợp các thiết bị, vật dụng thiết yếu hiện có tại cơ sở đã xuống cấp,
không đảm bảo nhu cầu tối thiểu thì chủ động mua sắm theo quy định, đồng thời tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo, UBND cấp huyện tổng hợp chung trong kinh phí phòng, chống dịch báo cáo UBND tỉnh, gửi Sở Tài chính để kiểm tra, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo khoản 10 Công văn này. Trong đó, đề nghị cần báo cáo cụ thể về nhu cầu (tương ứng với số lượng người bị cách ly tập trung tại cơ sở), các thiết bị, vật dụng thiết yếu hiện có tại cơ sở và đề xuất bố trí thêm (chi tiết thiết bị, vật dụng thiết yếu, số lượng, đơn giá và kinh phí).
b) Đối với trường hợp phun hóa chất, trang bị nước rửa tay sát khuẩn tại cơ
quan, đơn vị, trường học, cơ sở y tế (trừ các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ thu dung, cách ly, điều trị), địa điểm công cộng, …: đề nghị các cơ quan, đơn vị tự sắp xếp, cân đối từ nguồn dự toán được giao để thực hiện theo quy định.
9. Về hỗ trợ tiền ăn cho nhân dân khu vực phong tỏa cách ly trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh: Đề nghị các địa phương triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2219/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của UBND tỉnh.
10. Đề nghị các địa phương, đơn vị chủ động sử dụng dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho địa phương, đơn vị mình để kịp thời xử lý, giải quyết, chi trả các nội dung chi trong phòng, chống dịch covid-19 đảm bảo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch covid19 vượt quá khả năng cân đối từ dự toán ngân sách được giao, hoặc vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách (đối với cấp huyện, cấp xã), đề nghị các địa phương, đơn vị có báo cáo gửi về Sở Tài chính để kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo quy định. Các địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm các nội dung, quyết định chi tại địa phương, đơn vị, đồng thời tổng hợp, báo cáo quyết toán kinh phí theo các quy định hiện hành.
Rubi