Đáp án tuần 4: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Mặt trận tỉnh Quảng Nam năm 2024

Decuongtuyentruyen.com giải đáp và giới thiệu tới bạn đọc Đáp án Tuần 4:   cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X và Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029

LINK DỰ THI TẠI ĐÂY

 Đáp án tuần 3: Cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Câu 1: Đại hội đã hiệp thương cử ra bao nhiêu vị tham gia Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2024-2029?

Đáp án: A

a) Đại hội đã hiệp thương cử 96 vị

b) Đại hội đã hiệp thương cử 95 vị

c) Đại hội đã hiệp thương cử 94 vị

d) Đại hội đã hiệp thương cử 93 vị

Câu 2: Đại hội đã hiệp thương cử bao nhiêu đại biểu chính thức đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029?

Đáp án: C

a) 11 đại biểu chính thức

b) 10 đại biểu chính thức

c) 09 đại biểu chính thức

d) 08 đại biểu chính thức

Đáp án tuần 4: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Mặt trận tỉnh Quảng Nam năm 2024
Đáp án tuần 4: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Mặt trận tỉnh Quảng Nam năm 2024

Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng của nội dung bài học kinh nghiệm thứ nhất từ thực tiễn triển khai thực hiện công tác Mặt trận tỉnh nhiệm kỳ 2019 – 2024?

Đáp án: A

a) Thường xuyên quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

b) Thường xuyên quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

c) Thường xuyên quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

d) Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy khát vọng phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.

Câu 4: Một trong những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện công tác Mặt trận tỉnh nhiệm kỳ 2019 – 2024?

Đáp án: B

a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thường xuyên động viên Nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, tự quản, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

b) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phải phát huy vai trò nòng cốt để Nhân dân làm chủ; động viên Nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, tự quản, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

c) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phải phát huy vai trò nòng cốt để Nhân dân làm chủ; động viên Nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, tự quản, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

d) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức hiệp thương triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Câu 5: Chương trình hành động của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 -2029 đề ra bao nhiêu chỉ tiêu phấn đấu trong cả nhiệm kỳ?

Đáp án: B

a) 04 chỉ tiêu

b) 05 chỉ tiêu

c) 06 chỉ tiêu

d) 07 chỉ tiêu

Câu 6: Hãy chọn đáp án đúng về các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong Chương trình hành động MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2024-2029?

Đáp án: D

a) Tiếp tục phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tập trung giám sát việc thực hiện kết luận tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, trách nhiệm giải quyết đơn thư của Nhân dân của bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND các cấp; kết quả thực hiện các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật; việc triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam;  Tổ chức phản biện xã hội các đề án, dự án, đồ án quy hoạch do HĐND, UBND cùng cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

b) Phát huy vai trò chủ trì, hiệp thương, thống nhất với các tổ chức thành viên tập trung vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.

c) Tập trung vận động nguồn lực tham gia hỗ trợ xoá xong nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

d) Cả 3 nhiệm vụ trên.

Câu 7: Nhiệm kỳ 2024-2029, chỉ tiêu phấn đấu về tỷ lệ % Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp xây dựng và thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác với HĐND, UBND cùng cấp và các cơ quan nhà nước liên quan?

Đáp án: A

a) 100%

b) Trên 95%

c) Từ 90% trở lên

d) Trên 85%

Câu 8: Chọn đáp án đúng những chỉ tiêu phấn đấu hằng năm trong Chương trình hành động của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 -2029 đề ra?

Đáp án: D

a) Phấn đấu có ít nhất 80% Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn hoạt động hiệu quả; 100% công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn đóng góp của Nhân dân và ngân sách cấp xã được Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát.

b) 100% Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức thành viên xây dựng chương trình/kế hoạch liên tịch để nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; chủ trì, thống nhất phân công giúp đỡ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững đạt chỉ tiêu của địa phương.

c) Ban Công tác Mặt trận khu dân cư chủ trì hiệp thương với các thành viên thực hiện ít nhất 01 mô hình, công trình, tổ tự quản (về môi trường, an ninh, trật tự…) góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – trật tự, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

d) Tất cả các chỉ tiêu trên

Câu 9: Giải pháp chủ yếu về đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu phát triển bền vững của địa phương?

Đáp án: A

a) Tăng cường ứng dụng công nghệ – thông tin, chuyển đổi số trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân. Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm, chú trọng chất lượng nội dung thông tin tuyên truyề

b) Hằng năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư theo Nghị quyết số 26/NQ-MTTW-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Công văn số 2623-CV/TU, ngày 11/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam làm “tâm điểm” tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân ở cơ sở.

c) Ký kết và thực hiện tốt Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với chính quyền và cơ quan Nhà nước cùng cấp; hằng năm chủ trì, hiệp thương, phân công nhiệm vụ với các tổ chức thành viên.

d) Tổ chức đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng nhân dân, vận động, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh.

Câu 10: Hãy chọn đáp án đúng giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình 2 về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, thực hiện dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh?

Đáp án: A

a) Hằng năm, chủ trì tổ chức “diễn đàn nhân dân” góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp và lực lượng công an nhân dân. Đồng thời, chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức hội nghị “đối thoại trực tiếp” giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân theo quy định để kịp thời tháo gỡ, giải quyết những bất cập, khó khăn, vướng mắc, những bức xúc kéo dài trong Nhân dân.

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách Mặt trận có bản lĩnh, tâm huyết, sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; mở rộng và phát huy mạnh mẽ vai trò của lực lượng cộng tác viên, tư vấn viên; chuyên gia trên các lĩnh vực.

c) Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trong các cuộc vận động và phong trào thi đua.

d) Giải pháp b và c.

Câu 11: Hãy chọn đáp án đúng những giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình 4  về tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân; chú trọng công tác vận động kiều bào, phát huy vai trò cộng đồng người Quảng Nam ở trong nước?

Đáp án: A

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân của MTTQ Việt Nam; bồi dưỡng kỹ năng công tác đối ngoại nhân dân cho cán bộ, công chức Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; triển khai và thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

b) Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng, các gương điển hình tiên biểu làm nòng cốt để vận động Nhân dân tham gia các hoạt động tự quản tại khu dân cư; phát huy giá trị tốt đẹp của cộng đồng như: Hội đồng hương, tộc họ, gia đình, họ đạo, giáo xứ, cộng đồng dân tộc thiểu số.

c) Tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo.

d) Phát huy vai trò cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thuộc nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình 6 về tập trung xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc?

Đáp án: D

a) Phát huy vai trò tự quản, sáng tạo, ý thức trách nhiệm xã hội, ý chí tự lực của mỗi người dân, gia đình và cộng đồng dân cư.

b) Vận động Nhân dân phát huy quyền làm chủ tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” tại địa bàn khu dân cư;

Đề cương tuyên truyền Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở năm 2022
Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

c) Tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng các mô hình tự quản ở khu dân cư; tích cực, chủ động tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chăm lo giáo dục, khuyến học khuyến tài, bảo đảm an ninh – trật tự, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, thực hiện hương ước, quy ước… xây dựng khu dân cư phát triển bền vững, ấm no, hạnh phúc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

d) Cả 3 nhiêm vụ nêu trên

Câu 13: Hãy chọn đáp án đúng những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình 3 về động viên các tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể, tích cực thi đua lao động, sáng tạo thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương?

Đáp án: A

a) Vận động các nguồn lực trong xã hội tham gia thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; xóa nhà tạm, nhà dột nát; cứu trợ thiên tai, dịch bệnh… góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Tăng cường tập hợp, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động của địa phương.

c) Thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

d) Vận động Nhân dân phát huy quyền làm chủ tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” tại địa bàn khu dân cư.

Câu 14: Hãy chọn đáp án đúng giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình 6 trong Chương trình hành động nhiệm kỳ 2024 -2029 về tập trung xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc?

Đáp án: D

a) Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng hương Quảng Nam ở các tỉnh, thành phố và khu vực trong cả nước hoạt động hiệu quả; tích cực tham gia các hoạt động của MTTQ Việt Nam, nhất là triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác an sinh xã hội.

b) Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và Ban Công tác Mặt trận xây dựng điểm khu dân cư “tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc” phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế ở từng khu dân cư gắn với xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị văn minh.

c) Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thực hiện tốt vai trò nòng cốt để Nhân dân làm chủ; tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, tham gia công tác hoà giải cơ sở, kiểm tra, giám sát của Nhân dân tại cộng đồng.

d) Đáp án b và c đều đúng

Câu hỏi 15: Hãy chọn đáp án đúng về nội dung phương hướng của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029?

Đáp án: D

a) Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị và sứ mệnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

b) Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Đề cao vai trò của Nhân dân trong tham gia, quyết định các chủ trương, chính sách liên quan đến những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước.

c) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

d) Tất cả các nội dung trên

Câu hỏi 16: Hãy chọn đáp án đúng về nội dung chủ đề Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 – 2029:

Đáp án: A

a) Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới – Sáng tạo – Phát triển.

b) Dân chủ – Đoàn kết – Đổi mới – Sáng tạo – Phát triển.

c) Dân chủ – Đoàn kết – Sáng tạo – Đổi mới – Phát triển.

d) Đoàn kết – Dân chủ – Sáng tạo – Đổi mới – Phát triển

Câu hỏi 17: Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X đã hiệp thương cử bao nhiêu Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 -2029?

Đáp án: B

a) 06 Phó Chủ tịch không chuyên trách

b) 07 Phó Chủ tịch không chuyên trách

c) 05 Phó Chủ tịch không chuyên trách

d) 04 Phó Chủ tịch không chuyên trách

Câu hỏi 18: Hãy chọn đáp án đúng về tên gọi của Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X.

Đáp án: A

a) Bà Nguyễn Thị Thu Hà.

b) Ông Hoàng Công Thủy

c) Bà Tô Thị Bích Châu

d) Nguyễn Hữu Dũng

Câu hỏi 19: Tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu vị là người Dân tộc thiểu số tham gia Uỷ viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X nhiệm kỳ 2024 -2029?

Đáp án: B

a) 01 vị

b) 02 vị

c) 03 vị

d) Không có vị nào

Câu hỏi 20: “Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước để đảm bảo về cơ chế, chính sách và điều kiện hoạt động; tăng cường hiệp thương, thống nhất, phối hợp hành động, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các tổ chức thành viên và vai trò chủ trì hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tăng cường sức mạnh tổng hợp trong mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”

Hãy cho biết đây là bài học kinh nghiệm thứ mấy trong Báo cáo Chính trị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX nêu ra?

Đáp án: B

a) Bài học kinh nghiệm thứ năm

b) Bài học kinh nghiệm thứ tư

c) Bài học kinh nghiệm thứ ba

d) Bài học kinh nghiệm thứ hai

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *