Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Decuongtuyentruyen.com trân trọng giới thiệu   đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước để bạn đọc nghiên cứu áp dụng vào công việc cũng như phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật.

1. Khái niệm bí mật nhà nước

Luật BVBMNN đã  xác định lại khái niệm bí mật nhà nước theo hướng khái quát, nhưng đảm bảo chặt chẽ, đáp ứng tính ổn định của Luật, cụ thể:

Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Đây là cơ sở phân biệt để giữa bí mật nhà nước với các loại bí mật khác, như bí mật công tác, bí mật đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh…

(Tải slide tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước)

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh- Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước

– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,… bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân..

– Là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

– Xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước…

– Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân…

THÔNG TIN KHÔNG ĐƯỢC TIẾP CẬN:

Thông tin nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin cuộc họp nội bộ cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

(Tải slide bài giảng tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước)

Thông tin công dân được tiếp cận

Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước TRỪ thông tin không được tiếp cận và thông tin tiếp cận có điều kiện (Luật Tiếp cận thông tin).

3. Các hành vi bị cấm

– Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

– Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông

– Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

– Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông…

Quy định về tự do ngôn luận trên internet
Quy định về tự do ngôn luận trên internet

4. Phạm vi bí mật nhà nước

Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc (15 nhóm):

4.1. Thông tin về chính trị:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;

b) Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế – xã hội;

4.2. Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu:

a) Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;

b) Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;

c) Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu;

4.3. Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp:

a) Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước;

b) Thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự;

4. 4. Thông tin về đối ngoại:

4.5. Thông tin về kinh tế:

4.6. Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ;

4.7. Thông tin về khoa học và công nghệ:

4.8 Thông tin về giáo dục và đào tạo:

a) Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;

b) Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước;

4. 9. Thông tin về văn hóa, thể thao:
4. 10. Lĩnh vực thông tin và truyền thông

4.11. Thông tin về y tế, dân số:

a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;

b) Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm;

c) Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;

d) Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;

4. 12. Thông tin về lao động, xã hội:

4. 13. Thông tin về tổ chức, cán bộ:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;

b) Quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;

c) Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

d) Đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức;

4. 14. Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:

a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

b) Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

15. Thông tin về kiểm toán nhà nước:

5. Phân loại bí mật nhà nước

Kế thừa quy định của Pháp lệnh,  Luật Bảo vệ bí mật nhà nước phân loại bí mật nhà nước thành 03 cấp độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Tuy nhiên, để việc xác lập danh mục bí mật nhà nước được bảo đảm tính công khai, minh bạch, thống nhất, Luật quy định tiêu chí phân loại bí mật nhà nước theo hướng kết hợp giữa lĩnh vực và hậu quả nếu bí mật nhà nước bị lộ, mất.

– Bí mật nhà nước được phân loại thành 3 mức độ:“Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật”. Điều 10 Luật BVBMNN của Trung Quốc.

– Luật BVBMNN của Mông Cổ quy định 3 mức độ bí mật nhà nước

Điều 11: Danh mục bí mật nhà nước

Mức độ mật của bí mật nhà nước sẽ phụ thuộc vào mức độ nguy hại ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích quốc gia nếu chúng bị lộ lọt.

Bí mật nhà nước được chia thành các loại sau: 1) Tuyệt mật 2) Tối mật 3) Mật

5.1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

5.2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

5. 3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

6. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

6.1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:

Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cấp huyện, cấp xã không có quyền cho phép sao chụp tài liệu Tuyệt mật

6.2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:

– Người có thẩm quyền cho sao, chụp tài liệu ở mức độ Tuyệt mật;

– Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh và tương đương…

– Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

cấp xã không có quyền cho phép sao chụp tài liệu Tối mật

6. 3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:

– Người có thẩm quyền cho sao, chụp tài liệu ở mức độ Tuyệt mật, Tối mật;

– Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương…

cấp xã không có quyền cho phép sao chụp tài liệu Mật

Để tải toàn văn Đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vui lòng liên hệ mail: trangtinphapluat2019@gmail.com

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *