Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những nội dung chính cần tuyên truyền của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực 01/01/2018.

1. Người thi hành công vụ:

 là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

2. Ai quyền yêu cầu bồi thường:

 người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.

3. Thời hiệu yêu cầu bồi thường

3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. (Luật 2009 là 2 năm).

* Trừ các trường hợp sau là 15 ngày:

Những nội dung cơ bản tuyên truyền Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Những nội dung cơ bản tuyên truyền Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

 – Không đồng ý với QĐ giải quyết BT

-Nhận được biên bản thương lượng mà cơ quan QL không ban hành QĐBT

-Nhận được biên bản thương lượng không thành.

* Trừ trường hợp: Phục hồi danh dự.

4. Nhà nước chỉ bồi thường khi

– Có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ

– Có thiệt hại thực tế thuộc phạm vi trách nhiệm BTNN

– Có mối quan hệ nhân quả

* Nhà nước bồi thường trong hoạt động QLHC, gồm:

-XPVPHC; cưỡng chế XPVPHC, áp dụng biện pháp xử lý VPHC

-Áp dụng biện pháp ngăn chặn…

-Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Tháo dỡ công trình không phép, trái phép; …

-QĐ kỷ luật buộc thôi việc

-Giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Hướng dẫn thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Bồi thường trong xử phạt vi phạm hành chính

* Nhà nước bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, gồm:

-Người bị giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ..

-Người bị bắt, bị tạm giữ mà có quyết định trả tự do, hủy bỏ QĐ tạm giữ…vì người đó không vi phạm pháp luật

-Người bị tạm giam, người chấp hành xong, đang chấp hành án phạt tù…

-Người bị khởi tố, truy tố, xét xử….sau đó xác định không phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm …

Ngoài ra, Nhà nước bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; thi hành án hình sự, thi hành án dân sự.

5. Nguyên tắc bồi thường theo thiệt hại thực tế phát sinh

1.Thiệt hại về tàn sản bị xâm phạm: Xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc cùng chức năng…

2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút:

-Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì tính theo mức tiền lương, tiền công…

-Nếu thu nhập không ổn định từ lương thì tính mức trung bình của 3 tháng liền kề

-Nếu thu nhập không ổn định theo mùa vụ…thì xác định theo 1 ngày lương tối thiểu vùng cho 1 ngày thiệt hại

3.Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết:

chi phí khám chữa bệnh, mai táng, người chăm sóc, cấp dưỡng

4. Thiệt hại vật chất do sức khỏe bị xâm pham:

-Chi phí khám chữa bệnh

-Chi phí bồi dưỡng

-Chi phí cho người chăm sóc

5. Bồi thường thiệt hại về tinh thần

BồI thường theo mức lương cơ sở  (khác với thiệt hại về vật chất)do Nhà nước quy định

– Tùy từng trường hợp mà áp dụng ½ đến 5 ngày lương sở cho 01 ngày bị thiệt hại.

– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết là 360 tháng lương sở.

– Thiệt hại tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khỏe bị thiệt hại nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở.

6. Các chi phí khác được bồi thường

Thuê phòng nghỉ, đi lại, in ấn, thuê luật sư, gửi đơn…

Được khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp, trả lại tài sản.

(Tải slide bài giảng tuyên truyền Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)

7. Phục hồi danh dự

+ Trường hợp nào được phục hồi danh dự:

– Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

– Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật (Luật 2009 không quy định)

– Người bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật (Luật 2009 không quy định).

+Hình thức thực hiện:

Trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai. Đăng báo xin lỗi và cải chính công khai

8. Các trường hợp Nhà nước không bồi thường

1.Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

2.Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép

3.Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người thi hành công vụ muốn tránh một nguy cơ đe dọa trực tiếp…mà không còn cách nào khác phải hành động gây ra thiệt hại nhỏ hơn

4.Ngoài các thiệt hại trên thì trong lĩnh vực hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; thi hành án dân sự có một số trường hợp nhà nước cũng không bồi thường như: Được miễn TNHS, khai báo gian dối, nhận tội thay, bị hại rút yêu cầu khởi tố…áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm theo đúng yêu cầu của người bị thiệt hại

RUbi

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *