Tài liệu hỏi đáp tìm hiểu pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Decuongtuyentruyen.com giới thiệu Bộ tài liệu hỏi đáp 65 câu “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm”, gồm 3 phần:

Phần 1: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành

Câu 1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

(Tải Công văn 45/TANDTC-PC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.)

Câu 2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm
Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm

Câu 3. Trung gian truyền bệnh là gì?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì trung gian truyền bệnh là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh.

(Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào? )

Câu 4. Người mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm là gì ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh; người mang mầm bệnh truyền nhiễm là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Câu 5. Người tiếp xúc và người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là gì?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 2 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì người tiếp xúc là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh; người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh.

……

2 Phần 2: Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Câu 49. Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm nào về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Trả lời:

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) thì cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (tổ chức bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng) khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

– Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố;

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân (tổ chức) có hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03 ngày.

+ Kể từ ngày 15/11/2020, Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế có hiệu lực thi hành (thay thế cho Nghị định 176/2013/NĐ-CP) thì

. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp;

– Phần 3: Một số tội quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đối với một số hành vi vi phạm pháp luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Câu 64. Hành vi  đưa thông tin không đúng tình hình dịch bệnh trên mạng Internet có thể bị truy tố theo quy định nào của Bộ luật Hình sự?

Trả lời

 Hành vi  đưa thông tin không đúng tình hình dịch bệnh trên mạng Internet có thể bị truy tố theo Điều 288 của Bộ luật Hình sự:

Quy định xử phạt hành chính trên lĩnh vực internet
Quy định xử phạt hành chính trên lĩnh vực internet

                Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

  đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tải toàn văn 65 câu hỏi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm” TẠI ĐÂY

TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *