Decuongtuyentruyen.com giới thiệu tới bạn đọc Bộ tài liệu tuyên truyền về Công ước phòng, chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do Bộ Tư pháp biên soạn.
I. Giới thiệu sơ lược về Công ước Chống tra tấn
- Lịch sử ra đời và vị trí, vai trò của Công ước Chống tra tấn
1.1. Lịch sử ra đời
Ngày 9/12/1975, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn về bảo vệ tất cả mọi người khỏi tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được (Nghị quyết 3452(XXX)). Tuyên ngôn này được coi là điểm khởi đầu cho các nỗ lực về chống tra tấn của cộng đồng quốc tế. Cùng với Tuyên ngôn ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng thông qua Nghị quyết 3453(XXX) đề nghị Hội đồng Nhân quyền thực hiện các nghiên cứu cũng như các bước cần thiết để đảm bảo thực hiện Tuyên ngôn về chống tra tấn được hiệu quả. Hai năm sau (năm 1977), Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức yêu cầu Hội đồng Nhân quyền xây dựng một bản dự thảo Công ước về chống tra tấn dựa trên các nguyên tắc đã được ghi nhận tại Tuyên ngôn về chống tra tấn.
Ủy ban Nhân quyền đã bắt đầu công việc xây dựng dự thảo Công ước chống tra tấn từ tháng 2-3/1978. Một nhóm chuyên gia đã được thành lập nhằm phục vụ cho hoạt động thảo luận, xây dựng dự thảo Công ước và dự thảo đầu tiên đã được đề xuất bởi Thụy Điển. Trong những năm tiếp theo, một nhóm chuyên gia khác được thành lập để hoàn thiện nội dung dự thảo Công ước. Đến năm 1984, dự thảo Công ước đã hoàn thiện và được chuyển để thảo luận, thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Công ước Chống tra tấn có tên đầy đủ là Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (viết tắt là Công ước CAT) và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 bằng Nghị quyết 39/46. Công ước có hiệu lực từ ngày 26/6/1987 sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn gia nhập.
1.2. Vị trí, vai trò của Công ước Chống tra tấn
Công ước Chống tra tấn là một trong 07 Công ước cốt lõi về nhân quyền của Liên hợp quốc. Đến hết tháng 5/2019, Công ước đã có 166 quốc gia thành viên (quốc gia gia nhập gần đây nhất là Samoa – gia nhập vào tháng 3/2019), 06 quốc gia đã ký nhưng chưa thực hiện phê chuẩn Công ước và 25 quốc gia chưa tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan đến Công ước.
Trong khu vực ASEAN, hiện có 06/10 quốc gia là thành viên Công ước Chống tra tấn; 01 quốc gia thực hiện ký nhưng chưa phê chuẩn (Campuchia) và 03 quốc gia chưa tham gia (Singapore, Malaysia và Indonesia)….
- Một số nội dung chính của Công ước Chống tra tấn
Công ước Chống tra tấn bao gồm 33 điều và được chia thành 03 Phần chính (không kể Lời nói đầu), cụ thể là:
Phần 1: Khái niệm “tra tấn” và các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước (Điều 1 đến Điều 16);
Phần 2: Cơ chế giám sát quá trình thực hiện Công ước Chống tra tấn (Điều 17 đến Điều 24);
Phần 3: Hiệu lực, rút khỏi; giải quyết tranh chấp; bảo lưu và sửa đổi, bổ sung Công ước Chống tra tấn (Điều 25 đến Điều 33)…
II. Pháp luật của Việt Nam về phòng, chống tra tấn
- Quá trình tham gia và tổ chức thực hiện Công ước Chống tra tấn tại Việt Nam
1.1. Quá trình tham gia Công ước
Ngày 07/11/2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Ngày 28/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về chống tra tấn.
Ngày 05/02/2015, Việt Nam chính thức nộp văn kiện phê chuẩn Công ước Chống tra tấn tới Tổng thư ký Liên hợp quốc. Trong văn kiện này, Việt Nam tuyên bố bảo lưu 02 quy định của Công ước Chống tra tấn, gồm có Điều 20 (thẩm quyền của Ủy ban Chống tra tấn trong việc điều tra tình trạng tra tấn có hệ thống, trên diện rộng của quốc gia thành viên) và khoản 1 Điều 30 (về cách thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án Công lý quốc tế)….
Rubi