Mẫu hợp đồng lao động đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

 Bộ, ngành, địa phương: ………………….                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: ……………………………………………                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                                  
Số:      /HĐLĐ                                                            …………., ngày …… tháng …… năm ……

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày ngày 20 tháng 11 năm 2019;
– Căn cứ Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập;
– Căn cứ ………………….;
– Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) này được ký ngày … tháng … năm … tại …, địa chỉ …………., bởi và giữa các bên có đầy đủ tư cách giao kết hợp đồng lao động theo quy định, gồm:

Mẫu hợp đồng lao động đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
Mẫu hợp đồng lao động đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp

BÊN A: Người sử dụng lao động
Ông/Bà: …………………………………………………….. Chức vụ: …………………………
Đại diện ………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………
BÊN B: Người lao động
Ông/Bà: ……………………………………………………………………………………………..
Sinh ngày …. tháng … năm ….. tại ………………………………………………………..
Địa chỉ nơi cư trú: …………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …………………………………………………………………..
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………… Cấp ngày: ………………Tại: ……………..
Thoả thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1. Công việc, vị trí việc làm và thời hạn hợp đồng
1.1. Thời hạn hợp đồng
– Thời hạn của HĐLĐ từ ngày …… tháng …… năm …… đến ngày …… tháng …… năm …… trong đó thời gian thử việc từ ngày …… tháng …… năm …… đến ngày…… tháng …… năm ……
– Việc gia hạn thời hạn làm việc phụ thuộc vào nguyện vọng của người lao động và nhu cầu của Bên A.
1.2. Công việc và vị trí việc làm
– Địa điểm làm việc: Ghi cụ thể số nhà, phố, phường (thôn, xã), quận (huyện, thị xã), tỉnh, thành phố thuộc tỉnh hoặc Trung ương. Trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
– Bộ phận/Đơn vị quản lý: Bộ phận/Đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị sử dụng lao động được phân công quản lý, đánh giá chất lượng công việc của người lao động.
– Vị trí việc làm: ……………………………………………………………………………………
– Nhiệm vụ:Ghi cụ thể nhiệm vụ phải đảm nhiệm theo yêu cầu của vị trí việc làm hợp đồng và bản mô tả công việc tương ứng.
Điều 2. Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, bổ sung khác
– Mức lương:……………………………………………………………………
(Hai bên thỏa thuận mức lương theo một trong hai hình thức sau:
(a) Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động; hoặc
(b) Áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức căn cứ vào loại công việc phù hợp với khả năng ngân sách của Bên A. Việc xếp lương theo bảng lương của công chức, viên chức tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng thực hiện theo quy định hiện hành. Các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức.).
– Các khoản phụ cấp, bổ sung (nếu có):……………………………………………………..
– Hình thức trả lương (tiền mặt/chuyển khoản):…………………………………………..
– Kỳ hạn trả lương: tiền lương được trả vào ……………………………………
– Chế độ nâng lương (ghi rõ thời gian, điều kiện và các trường hợp được nâng lương nếu có):………………………..
– Thưởng (ghi rõ điều kiện và các trường hợp được thưởng, mức thưởng nếu có):………………………………………………………………………………………………………………
– Tiền tàu xe về nơi cư trú của người lao động (ghi rõ các trường hợp được hỗ trợ tiền tàu xe về nơi cư trú, mức hỗ trợ):………………………………………………………….
– Hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có)…………………………………………………….
Điều 3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
– Thời giờ làm việc:…………………………………………………………………………………
– Thời giờ người lao động được nghỉ liên tục trong ngày:………………………………
– Ngày nghỉ hằng tuần:…………………………………………………………………………….
– Ngày nghỉ hằng năm:…………………………………………………………………………….
– Ngày nghỉ lễ, tết:…………………………………………………………………………………..
Điều 4. Điều kiện lao động
Bên B được Bên A bảo đảm hưởng các điều kiện lao động như sau:
4.1. An toàn lao động, và bảo hộ lao động và vệ sinh lao động
Người lao động được cung cấp (miễn phí/có phí) trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với công việc và được bên A bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng. Người lao động có trách nhiệm sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động và tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4.2. Bảo hiểm
Người lao động có trách nhiệm tham gia và được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn theo quy định của…. (liệt kê các loại bảo hiểm theo quy định)
4.3. Những thỏa thuận khác là những thỏa thuận gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thủ của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhưng không trái với quy định của pháp luật
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1. Quyền của Bên B
– Được hưởng đầy đủ các quyền theo Bộ luật Lao động 2019;
– Thỏa thuận khác là những thỏa thuận gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thủ của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhưng không trái với quy định của pháp luật
5.2. Nghĩa vụ:
– Thực hiện các nội dung hợp đồng lao động.
– Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động, kỷ luật làm việc và các quy định pháp luật.
– Chấp hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
– Thuế Thu nhập cá nhân (nếu có): do người lao động đóng. Cơ quan, đon vị sẽ tạm khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động theo quy định.
– Thỏa thuận khác là những thỏa thuận gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thủ của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhưng không trái với quy định của pháp luật
Điều 6. Nghĩa vụ và quyền của Bên A
6.1. Quyền của bên A
– Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng này.
– Yêu cầu bên B thực hiện đúng nghĩa vụ với người lao động.
– Trường hợp bên B vi phạm nghĩa vụ thì bên A có quyền áp dụng các chế tài của hợp đồng này.
– Những thỏa thuận khác là những thỏa thuận gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thủ của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhưng không trái với quy định của pháp luật
6.2. Nghĩa vụ của bên A
– Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để người lao động thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc do yêu cầu của công việc.
– Những thỏa thuận khác là những thỏa thuận gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thủ của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động nhưng không trái với quy định của pháp luật
Điều 7. Chấm dứt hợp đồng lao động
7.1. Chấm dứt hợp đồng giữa các bên được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
7.2. Bên B sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếu:
(i) Nếu bên B không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ hay chậm thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào quy định trong hợp đồng này; và/hoặc (ii) Bên B bị các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm các quy định, hướng dẫn của pháp luật;
(iii) Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định.
7.3. Nếu Bên B không sửa chữa vi phạm trong thời gian quy định, hoặc vi phạm là không thể khắc phục được, hoặc vi phạm đó vẫn tái diễn, bên A sẽ được quyền thực hiện bất kỳ đồng thời (nhưng không giới hạn bởi) các hành động sau đây:
(i) Buộc bên B thực hiện đúng hợp đồng, khắc phục, sửa chữa vi phạm hoặc tự sửa chữa vi phạm bằng chi phí và phí tổn của bên B; và/hoặc

(ii) Lựa chọn đình chỉ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng này; và/hoặc
(iii) Phạt vi phạm: …
(iv) Yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(v) Thực hiện bất kỳ biện pháp xử lý nào khác theo quy định của hợp đồng và luật pháp Việt Nam.
7.4. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 8. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý.
Trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Điều 9. Điều khoản thi hành
– Hợp đồng có hiệu lực từ ngày …… tháng …… năm ……
– Những vấn đề về lao động khác không ghi trong hợp đồng này thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
– Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
– Hợp đồng được làm thành 03 bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ của người lao động./.
Người lao động                                                Người sử dụng lao động
(Ký tên)                                                          (Ký tên, đóng dấu)

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published.