Hướng dẫn xây dựng chương trình hành động vận động bầu cử

Decuongtuyentruyen.com tổng hợp, giới thiệu tới bạn đọc cách xây dựng chương trình hành động để vận đồng bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

1.Chương trình hành động là gì?

Chương trình hành động của ứng cử viên là những công việc mà ứng viên hứa sẽ làm cho cử tri nếu được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội, HĐND. Mỗi ứng cử viên sẽ viết ra giấy Chương trình hành động thành bản báo cáo, sau đó trình bày Chương trình hành động của mình tại cuộc tiếp xúc cử tri ở khu vực bầu cử của mình.

2.Tại sao cần có Chương trình hành động?

Chương trình hành động giới thiệu cho cử tri biết ứng cử viên là ai, tại sao ứng cử viên muốn làm đại biểu Quốc hội/HĐND, tại sao có thể làm đại biểu Quốc hội/HĐND. Đây là một trong những tiêu chí để cử tri đánh giá trình độ và năng lực của người ứng cử. Chương trình hành động tác động đến việc cử tri sẽ đánh giá người ứng cử thế nào và liệu họ có bỏ phiếu cho người ứng cử đó hay không. Đây là một công cụ hiệu quả để giúp người ứng cử đạt được mục tiêu thuyết phục cử tri bầu cho mình.

Hướng dẫn xây dựng chương trình hành động vận động bầu cử
Hướng dẫn xây dựng chương trình hành động vận động bầu cử

3.Bố cục và nội dung bản chương trình hành động

Chương trình hành động gồm 03 phần, có những nội dung sau:

3.1.Phần mở đầu

– Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và gia đình (đã và đang làm ở đâu, làm gì, đã làm được những gì; chị quan tâm đến những chuyện gì, đặc điểm của bản thân, các điểm mạnh về tính cách).

– Nêu vài câu ngắn gọn về Quốc hội/HĐND, về nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội/HĐND, tại sao chị muốn trở thành đại biểu.

– Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách nhắc đến 1-2 câu chuyện mà cử tri vùng đó quan tâm (ví dụ: “Được biết thời gian gần đây bà con ta đang rất chú ý đến việc xây đường liên thôn…”). Thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa chị với tư cách là một người ứng cử với cử tri khu vực đó.

3.2.Phần nội dung chính

Trong phần nội dung chính của Chương trình hành động, hãy nêu các nội dung sau đây dựa vào những thông tin đã thu thập và phân tích trong khu vực bầu cử về vấn đề đó.

– Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về tình hình kinh tế, chính trị xã hội nói chung trong một vài năm gần đây. Tình hình chung đã giúp tình hình ở khu vực cử tri sinh sống tốt lên như thế nào? Tình hình chung có gây khó khăn gì cho khu vực cử tri sinh sống không?

– Tập trung vào vài lĩnh vực mà bản thân thấy có thể làm được và trình bày có thể làm gì, bằng cách nào để giải đáp các thắc mắc, đề xuất của cử tri? Làm gì, bằng cách nào để tham gia giải quyết các vấn đề?

– Nói chung, phần này cần thể hiện được những mặt mạnh của ứng cử viên. Ví dụ: kinh nghiệm, kiến thức, tính độc lập, tính trung thực, nhiệt thành, đáng tin cậy…; thể hiện năng lực giải quyết của chị.

Hộp: Lời hứa trong chương trình hành động

– Trong việc hứa hẹn với cử tri thì phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnh của Quốc hội/HĐND, của đại biểu.

– Không hứa những gì mà mình không có khả năng và điều kiện làm, hứa mang tính chất thật “kêu” (hứa hão) làm cho cử tri nghĩ rằng bầu cho mình thì mình sẽ làm được nhiều việc mà cử tri đang mong muốn.

– Ngược lại, không nên tự ti, không tin vào chính mình sẽ thực hiện được nhiệm vụ cao cả do nhân dân giao, tỏ ra nhút nhát, không dám đưa ra phương án hành động, không dám hứa hẹn.

– Nữ ứng cử viên ngoài các vấn đề chung, cũng nên đề cập đến các vấn đề của nữ giới.

3.3.Phần kết luận

– Nhắc lại ngắn gọn các ý chính quan trọng trong bài.

– Hãy chứng minh tại soa cử tri nên bỏ phiếu cho chị: nét tính cách mạnh mẽ; bằng chứng về cam kết của chị đối với cử tri của khu vực bầu cử; năng lực của chị; cam kết của chị về việc tạo ra sự thay đổi tích cực trong khu vực bầu cử.

– Thể hiện mong muốn của chị được nhận sự ủng hộ từ phái cử tri;

– Bày tỏ lời cảm ơn Ban Tổ chức cũng như đại biểu tham dự.

Vận dụng sáng tạo: Trên đây là cấu trúc thông thường của một bản Chương trình hành động. Tuy nhiên, để thể hiện mình nổi trội hơn và được nhìn nhận như một ứng cử viên sáng giá, có thể bám theo cấu trúc này và xây dựng một bản Chương trình hành động độc đáo và đáng nhớ. Hãy dành thời gian để nói về điểm mạnh trong tính cách của chị, đưa ra bằng chứng về việc chị có khả năng trở thành đại biểu như thế nào, chia sẻ các câu chuyện về hiểu biết của chị đối với đấn đề cử tri đặt ra. Hãy kết thúc bản Chương trình hành động một cách thật mạnh mẽ và ấn tượng.

4.Chuẩn bị bản thảo

Cách viết: Viết lần 1: Xây dựng đề cương sơ lược; liệt kê mọi ý tưởng, những thông tin cần thiết; xác định đầy đủ các thông tin chính.

Viết lần 2: Sắp xếp lại cho logic, kết cấu chặt chẽ; dùng từ ngữ, lý lẽ có sức thuyết phục; hoàn chỉnh bài viết trước khi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử; trình bày tại nhà trước gia đình, bạn bè; tiếp thu ý kiến của mọi người để chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh; đọc nhiều lần trước khi đi vận động bầu cử.

Thể hiện bản thảo: Có những diễn giả phải sử dụng bài diễn văn đầy đủ; những có nhiều người chỉ gạch ra ý chính. Nhiều người viết bản thảo trên một tờ giấy hoặc trên nhiều mảnh giấy nhỏ, một số khác tự viết tay và một số khác đánh máy. Nên thử nhiều cách để tìm ra cách phù hợp nhất.

Một vài gợi ý nhỏ

– Để các tờ giấy riêng rẽ, không nên dập ghim để dễ dàng bỏ ra một bên những tờ giấy đã dùng.

– Chỉ nên đánh máy hoặc viết trên một mặt giấy vì khi lật trang giấy sẽ không tiện cho ứng cử viên và người nghe.

– Dùng giấy A4 hoặc A5 để dễ cầm.

– Đánh số các trang giúp người nói dễ kiểm tra.

– Để dễ đọc nên dùng phông chữ to. Nên đánh máy/viết thành nhiều đoạn nhỏ và để cách giữa các đoạn.

– Gạch chân những từ hoặc đoạn quan trọng.

– Viết kết luận ra tờ giấy riêng để nếu không còn thời gian thì dễ dàng, nhanh chóng chuyển sang phần kết luận luôn.

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *