Một số tình huống thường gặp trong Bộ luật Dân sự 2015

Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc một số tình huống liên quan đến các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như về quyền có họ tên, quyền tài sản…

1. Tình huống về quyền họ, tên của cá nhân

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình và chị Lê Thị An (đều là người Việt Nam), sinh được một bé gái vào ngày 20/9/2017. Anh Bình, chị An rất mê xem phim Hàn Quốc nên muốn đặt tên cho con theo tiếng Hàn Quốc, vợ chồng thống nhất sẽ đặt tên cho con là: Lê Nguyễn Seoul.

Hỏi: Theo anh, chị cháu bé có thể mang họ của chị An hay không? Vì sao?

Việc anh Bình, chị An đặt tên khai sinh cho con là Seoul  có được hay không?

Trả lời:

* Cháu bé có thể mang họ của chị An vì:

Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 26 BLDS 2015 quy định về Quyền có họ, tên như sau:

Trắc nghiệm tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Tình huống trong bộ luật dân sự 2015
Tình huống trong bộ luật dân sự 2015

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

          * Việc anh Bình, chị An đặt tên khai sinh cho con là Seuol là không được vì:

          Theo Khoản 3, 4, 5 BLDS 2015 thi:

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

          Phân tích thêm về quyền thay đổi họ, tên…

(So sánh Bộ luật Dân sự 2015 với Bộ luật Dân sự 2005)

 2. Tình huống về quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân

          Anh Nguyễn Thanh Lịch và chị Trần Thị Thắm kết hôn với nhau đã được 02 năm. Là gái một con nên chị Thắm trông rất là mặn mà, tính tình lại vui vẻ, hòa đồng nên được nhiều anh buông lời tán tỉnh, nhắn tin.

          Về phần anh Lịch – chồng chị Thắm, có vợ đẹp nên cũng đâm lo, bạn bè bày cách để giữ vợ như là phải thường xuyên kiểm tra, đọc tin nhắn, email, facebook của vợ để mà kịp thời phát hiện, ngăn chặn…

          Anh Lịch nghe có lý nên về nói với vợ: Để giữ gìn hạnh phúc gia đình, kể từ ngày hôm nay trở đi, em phải đưa điện thoại, tài khoản facebook, email để anh xem có anh chàng nào tán tỉnh không.

Hỏi:

          Theo anh, chị đã là vợ chồng thì những tin nhắn, email, facebook của vợ hoặc chồng người còn lại có được xem hay không? Vì sao?

          Trả lời:

          Theo quy định tại Điều 38 của BLDS 2015 quy định  Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì:

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Đề cương tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

.3 Tình huống về quyền hình ảnh của cá nhân

          Chị Nguyễn Thị Xinh là học sinh cấp 3, thường xuyên cho Facebook, ngày nào cũng chụp hình đăng lên để kiếm like và comment. Sáng ngày 20/9/2017, đang trong giờ học, chị Xinh lấy điện thoại chụp hình bạn Phạn Thị Mỹ – bạn học cùng lớp, ngồi phía sau đang ngủ gật.

Sau khi chụp, Xinh liền đăng lên Facebook và rất nhiều bạn học nhảy vào bình luận, nhiều bình luận mang tính chỉ trích đã làm cho bạn Mỹ cảm thấy khó chịu. Và Mỹ đã yêu cầu Xinh gỡ mấy bức ảnh trên face xuống, nhưng Xinh không gỡ.

Hỏi:       Theo các anh, chị việc chị Xinh chụp hình chị Mỹ và đăng lên Facebook là đúng hay sai? Vì sao? Nếu bạn ở trong trường hợp của chị Mỹ thì bạn sẽ làm gì?

Trả lời:

          * Việc chị Xinh chụp hình chị Mỹ và đăng lên Facebook khi chưa được sự đồng ý của chị Mỹ là sai, vì theo quy định tại  Khoản 1, 2 Điều 32 BLDS 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

* Nếu bạn ở trong trường hợp của chị Mỹ thì bạn sẽ làm gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 BLDS 2015 thì: Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

4. Tình huống nhặt được tài sản bị đánh rơi

          Trên đường đi học, Phan Văn Hoài nhặt được chiếc ví trong ví có 10 triệu đồng và một số giấy tờ nhưng không thể hiện thông tin chủ nhân chiếc ví.

          Theo bạn trong trường hợp này Hoài phải làm như thế nào? Số tiền này sẽ thuộc về ai?

          Trả lời

          Hoài phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an xã nơi gần nhất để thông báo cho chủ sở hữu biết nhận lại. Sau 1 năm kể từ ngày thông báo mà không có người tới nhận thì Hoài số tiền đó sẽ thuộc về Hoài.

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

5. Tình huống cây ngã đổ gây thiệt hại, ai bồi thường

          Nhà anh Trần Văn Thành có một cây xoài rất to, cao ra trái rất nhiều, mỗi mùa anh thu hoạch bán được gần 5 triệu đồng. Bên cạnh nhà anh Thành là gia đình anh Thông. Nghe tin đài báo sắp có bão nên anh Thông đề nghị anh Thành chặt hạ cây xoài để đảm bảo an toàn, nhưng anh Thành tiếc cây xoài ra trái nhiều nên chỉ cưa nhánh; không may bão đến đã làm cây xoài ngã vào trúng nhà anh Thông, làm hư hỏng nhiều tài sản.

Anh Thông yêu cầu anh Thành bồi thường toàn bộ thiệt hại do cây xoài gây ra nhưng anh Thành không đồng ý vì cho rằng cây xoài ngã là do bão chứ không phải lỗi của gia đình anh nên anh không bồi thường.

Hỏi trường hợp này anh Thành có phải bồi thường không? Vì sao?

Trả lời

          Theo Điều 604 BLDS 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra thì:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

6. Tình huống bồi thiệt thiệt hại do uống rượu bia

          Anh Nguyễn Văn Thanh là thanh niên chưa vợ, tới nhà anh Trần Văn Bê chơi, tán tỉnh em gái Bê. Hôm đó nhà Bê tổ chức nhậu cuối tuần nên mời Thanh nhậu cùng, do tửu lượng yếu nên Thanh chỉ xin phép uống 5 lon rồi đi về, tuy nhiên anh Bê không cho về và nói: Mi về thì bửa sau đừng tới đây nữa, uống được 10 lon tau gả em gái cho.

Nghe anh Bê nói vậy, Thanh không dám về mà ráng ngồi lại uống thêm 5 lon nữa, sau đó ra về. Trên đường đi do quá say không làm chủ tốc độ, Thanh đã tông vào chị C gây hư hỏng xe và điều trị hết 5 triệu đồng.

Chị C yêu cầu Thanh bồi thường, Thanh không đồng ý và cho rằng, trách nhiệm bồi thường thuộc về anh Bê, vì anh Bê ép Thanh uống chứ Thanh không tự nguyện uống nên anh Bê cũng có trách nhiệm bồi thường với Thanh.

Hỏi trong trường hợp này Thanh hay anh Bê phải bồi thường thiệt hại cho chị C.

Trả lời:

Theo Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra, thì:

1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nội dung cơ bản tuyên truyền Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Trong tình huống này mặc dù anh Bê có dùng lời nói để ép Thanh uống nhưng việc uống bia của Thanh là tự nguyện, Thanh có thể từ chối bằng nhiều cách. Giả dụ trong trường hợp này bà Bê đè cổ đổ bia vào mặc dù Thanh đã có hành động chống trả nhưng vẫn không được thì khi Thanh say gây tai nạn Bê phải bồi thường.

(Xem clip tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia)

6. TÌnh huống cho vàng trong lễ đám hỏi

          Vào ngày 5/10/2016, gia định Anh A và chị B tổ chức lễ đám hỏi cho A và B. Tại lễ đám hỏi, gia đình anh A có cho dâu 300 triệu đồng. Đến ngày 5/5/2017, A và B tổ chức đám cưới, đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, do không hợp nên sau đó anh A và chị B ly hôn. Tại Tòa A đề nghị chia đôi số tiên 300 triệu đồng vì đây là tài sản chung, chị B không đồng ý vì cho rằng đó là tài sản riêng, do ba mẹ của anh A cho chị trong ngày đám hỏi.

          Theo bạn tài sản 300 triệu đồng là tài sản chung hay tài sản riêng? Vì sao?

Thực tiễn xét xử, các Tòa án cho rằng nếu không có đám hỏi, rồi đám cưới thì đàng trai có cho vàng hay không.Việc cho vàng này xuất phát từ việc anh chị sắp cưới, thành vợ chồng thì mới cho chứ không ai cho không cả. Mặc dù lời nói “cho cô dâu” nhưng phong tục cho như vậy là để làm vốn. Mục tiêu cho là để có một khởi đầu cuộc sống vợ chồng tốt đẹp… Tuy nhiên, chị P. vẫn cho rằng không có thỏa thuận nào cho rằng đó là tài sản chung và khăng khăng khẳng định số vàng trên là tài sản riêng của mình.

Bởi lẽ theo phong tục, tập quán đã có từ trước đến nay, kể từ ngày làm lễ đính hôn trở về sau, mặc dù có đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hay chưa thì mặc nhiên cô dâu và chú rể được mọi người công nhận là vợ chồng. Trường hợp anh D. và chị P. cũng không ngoại lệ.

Như vậy, kể từ đám hỏi, anh D. và chị P. đã là vợ chồng nên tài sản tranh chấp mặc dù nói là cho cô dâu nhưng là tài sản cha mẹ cho chung hai vợ chồng để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình về sau. Cấp sơ thẩm xác định tài sản là tài sản chung của vợ chồng và chia đôi là có căn cứ, đúng quy định pháp luật… Do đó, kháng cáo của chị P. không có cơ sở để chấp nhận.

 7. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc

          Trong cơn bão số 6, tháng 7/2017, có một con bò (gần đẻ) đi lạc tới gia đình anh A. Anh A đã báo chính quyền địa phương và thông báo công khai nhưng không ai đến nhận. Anh A chăm sóc con bò rất cẩn thận và bò đã đẻ ra nghé con.

          Đến ngày 01/11/2017, ông B tới nhà ông A nhận bò, ông A chỉ cho nhận con bò mẹ còn con bò con thì không cho, vì cho rằng lúc ông bắt được bò chỉ có 1 con và khi ông B mất bò cũng chỉ mất 1 còn, con bò nghé là nhờ ông chăm sóc nên ông được hưởng con bò nghé.

          Theo bạn con bò nghé thuộc về ai? Chủ bò hay người bắt được bò?

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

2.8. Trông giúp xe mất có đền?

 A có việc phải vào nhà nên nhờ B trông chừng giúp xe máy. Mặc dù đang lướt web, B vẫn đồng ý. Do mải mê với điện thoại, B không chú ý nên chiếc xe của A đã “không cánh mà bay”. Phát hiện mất xe, A cho rằng B đã nhận trông chừng xe nên phải bồi thường. B không đồng ý vì cho rằng mình chỉ trông chừng giúp, không phải người giữ xe, không đưa thẻ, không thu tiền.

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản

1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản

1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.

2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Điều 559. Trả lại tài sản gửi giữ

1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.

Rubi

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *