Những lưu ý dành cho cha mẹ để giáo dục trẻ em sử dụng mạng xã hội

Decuongtuyentruyen.com giới thiếu tới quý bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ dưới 16 tuổi về cách sử dụng, ứng xử trên môi trường mạng internet.

Tình huống về bảo vệ trẻ em trên không giang mạng

1. Những lưu ý dành cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ để giáo dục trẻ ở độ tuổi dưới 6 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ chưa nên sử dụng Internet một cách độc lập. Chúng tôi khuyến cáo trong giai đoạn này, cha mẹ nên cùng trẻ xem các chương trình hoặc đảm bảo rằng những tương tác trên mạng và các chương trình trẻ xem đều nằm trong tầm mắt của bố mẹ, tránh tình trạng trẻ thoát khỏi tài khoản hoặc chẳng may các chương trình chặn, lọc của ứng dụng không đảm bảo, trẻ gặp phải các chương trình không phù hợp.
Chúng tôi khuyến nghị các kỹ năng sau cho trẻ nhỏ và phụ huynh cần được quan tâm:
a. Thiết lập tài khoản cho trẻ và xác định danh tính số của trẻ

– Trẻ em giai đoạn này bố mẹ có thể giúp lập các tài khoản trên mạng và kết nối với tài khoản của bố mẹ qua các chức năng kết nối theo dõi của phụ huynh. Việc lập tài khoản và khai báo độ tuổi của trẻ sẽ giúp các ứng dụng này phân loại và cung cấp nội dung phù hợp cho trẻ, cha mẹ cũng có thể thảo luận và cùng con xác định danh sách các chương trình mà con có thể xem phù hợp với sở thích của trẻ. Cha mẹ hãy giúp trẻ nhận thức rằng đây là tài khoản của con để tăng tính sở hữu của trẻ, đảm bảo trẻ sẽ truy cập
khi sử dụng Internet.

Xâm hại tình dục trẻ em và cách phòng chống
Những lưu ý dành cho cha mẹ để giáo dục trẻ em sử dụng mạng xã hội

– Thiết lập một thư mục có dấu trang cho các ứng dụng hoặc trang web yêu thích của con để con có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Phụ huynh có thể thiết lập các thư mục và dấu trang trên tất cả các thiết bị mà con bạn sử dụng. Nếu con có thêm chương trình nào muốn xem, hãy cùng thảo luận với cha mẹ. Phụ huynh cũng có thể kiểm tra xem các trò chơi, trang web và chương trình Tivi có phù hợp với trẻ em hay không thông qua các bài đánh giá trên Common Sense Media.

b. Quản lý thời gian tiếp xúc với màn hình
Trẻ em độ tuổi 0-3 không nên tiếp xúc với màn hình dù là Tivi hay xem/chơi các chương trình trên Internet, trẻ từ 3-6 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình dù là Tivi hay xem/chơi các chương trình trên Internet quá 1 giờ/ngày. Cha mẹ có thể cài đặt các ứng dụng để đảm bảo thời gian con xem không quá 1 giờ. Lưu ý rằng khi cài đặt thời gian, cha mẹ cũng nên giải thích trước với con để con hiểu rằng chỉ nên xem các chương trình này dưới 1 giờ/ngày để đảm bảo sức khoẻ cho con, kết thúc hoạt động này còn rất nhiều các hoạt động thú vị khác mà con có thể tham gia. Để tránh trẻ mè nheo, đòi hỏi và có thể khóc, sốc, khi kết thúc chương trình một cách đột ngột khi hết thời gian, cha mẹ có thể thông báo cho trẻ trước khi kết thúc chương trình từ 15 phút, 10 phút hoặc 5 phút để trẻ chuẩn bị chuyển trạng thái. Việc giúp trẻ tự giác trong việc thành lập thói quen giờ giấc, nền nếp sẽ giúp ích rất nhiều khi trẻ sử dụng Internet độc lập hơn ở các độ tuổi lớn hơn

c. Quản lý an toàn thông tin và quyền riêng tư 

Tài khoản của trẻ cần được cài đặt ở chế độ riêng tư, có thể hạn chế các nội dung và tương tác từ người lạ. Ngoài ra, phụ huynh có thể cài đặt về thời gian cũng như theo dõi dấu chân kỹ thuật số  của trẻ, những hoạt động của trẻ trên môi trường mạng.
Kiểm tra cài đặt quyền riêng tư, sử dụng kiểm soát của phụ huynh, chặn mua hàng trong ứng dụng, tắt tùy chọn thanh toán bằng một cú nhấp chuột và dịch vụ định vị trên thiết bị và đồ chơi có kết nối Internet của bạn. Hạn chế các chức năng của máy ảnh và video quảng cáo – hãy thận trọng với các ứng dụng có các nhân vật trong phim hoặc các sản phẩm nổi tiếng, vì các ứng dụng này thường quảng cáo tiêu dùng và các sản phẩm cụ thể. Ngoài ra, hãy đọc và kiểm tra các điều khoản và điều kiện xem liệu các ứng dụng có thu thập dữ liệu không.
Tìm hiểu cách thức để báo cáo, chặn, …

d. Quản lý hành vi rủi ro
Phụ huynh có thể bắt đầu giải thích cho con mình rằng có nội dung tốt và xấu trên Internet, bao gồm cả nội dung không đúng sự thật. Khuyến khích con nói chuyện với cha mẹ nếu chúng thấy điều gì đó khiến các con khó chịu, sợ hãi hoặc lo lắng. Ví dụ, cha mẹ có thể nói: “Một số video trên Internet có thể gây khó chịu hoặc đáng sợ. Hãy nói cho bố/mẹ biết nếu con thấy điều gì đó khiến con sợ hãi hoặc khiến con không vui nhé!”.

Giới hạn tự do ngôn luận trên internet
Tình huống về bảo vệ trẻ em trên không giang mạng

e. Định hướng cho trẻ các nội dung phù hợp
Hãy chú ý tới độ tuổi của trẻ để định hướng cho con xem/chơi các chương trình có nội dung tốt, phù hợp với độ tuổi, sở thích, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, ngoài tránh rủi ro, cũng có thể quan tâm cả đến việc trẻ có thể xem các chương trình vô ích, mất thời gian như quảng cáo – tuy có thể không có hại một cách rõ ràng nhưng cũng không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Đây là các nội dung giúp cho trẻ học hỏi và phát triển, các ứng dụng hoặc trò chơi có chất lượng tốt cho trẻ có thể:

– Khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ. Ví dụ: học thêm ngoại ngữ là tiếng Anh qua các chương trình, ứng dụng tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo; học các bài hát; luyện cách phát âm, …
– Khuyến khích trẻ sáng tạo, giải quyết vấn đề. Ví dụ: hướng dẫn trẻ vẽ tranh, xây dựng các cốt truyện, câu đố, phân biệt cách xử lý tình huống khi gặp các vấn đề như tai nạn thương tích trẻ nhỏ, phòng tránh xâm hại trẻ em, …
– Khám phá: Khám phá các sở thích của trẻ như vẽ tranh, thiết kế thời trang, chơi một nhạc cụ, lập trình, lắp ráp, các môn STEM hoặc thí nghiệm an toàn với trẻ nhỏ, …

f. Những lưu ý khác với cha mẹ khi đồng hành cùng con độ tuổi dưới 6 tuổi
– Hãy hướng dẫn trẻ không nên click/nhấp chuột vào các quảng cáo hay các thông báo lạ trên mạng mà hãy cho bố mẹ biết khi có bất kỳ bất thường nào xảy ra. Hãy cho trẻ biết rằng có nhiều trò chơi và ứng dụng có tính năng mua hàng trong ứng dụng cho những thứ như trang phục nhân vật và cấp độ mới, hãy nói với con “Trò chơi có thể đòi hỏi con mua thứ này thứ kia, nhưng chúng mình chưa có tiền, cũng chưa biết tiêu tiền, nên chúng ta không click chuột vào các đề nghị con mua váy công chúa hay robot hay gì đó nhé! Nếu con thấy nó hiện lên màn hình, hãy tới nói với bố mẹ”.
– Noi gương: đảm bảo rằng cả cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình – ví dụ anh chị lớn hơn cũng đều tuân theo các quy tắc an toàn Internet ở trong gia đình, ví dụ về quy tắc giờ giấc sử dụng hoặc hành vi, chương trình xem theo độ tuổi.

– Cha mẹ nên lập 1 kế hoạch giáo dục trẻ em về các kiến thức an toàn trên mạng Internet bao gồm các nội dung chính như: phân biệt nội dung tốt xấu, không click chuột vào các đường link lạ, xử lý tình huống khi con xem phải các nội dung khiến con lo sợ, bối rối, … Hãy cùng lên mạng với con, chơi với con, bình luận và chia sẻ về các nội dung và cảm xúc về các chương trình con đã xem, đặt ra các tình huống, yêu cầu con chỉ cho bạn cách chơi 1 trò chơi mà con yêu thích, … để con cảm thấy có không gian chia sẻ thoải mái.

Hãy chắc chắn rằng con sẽ nói lại ngay với bố mẹ những cảm xúc của con khi xem/chơi trên Internet. Nếu con xem phải các chương trình không phù hợp, hãy an ủi con và hướng dẫn con, đừng đổ lỗi và mắng trẻ khiến trẻ chưa hiểu được vấn đề và sẽ không dám tìm kiếm sự trợ giúp của bố mẹ khi cần.

2. Những lưu ý dành cho phụ huynh cần nắm để giáo dục trẻ ở độ tuổi từ 6 – dưới 11 tuổi
 Nói về việc sử dụng Internet và các rủi ro trực tuyến với con:
Trẻ em ở độ tuổi này đã bắt đầu có khả năng học tập, ghi nhớ và dần hình thành các kỹ năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống rồi nên cha mẹ hãy sẵn sàng nói chuyện cởi mở với con cái về việc sử dụng Internet.

Đồng hành trên Internet với con từ sớm, bạn có cơ hội cùng giáo viên hướng dẫn con cách sử dụng Internet cũng như các rủi ro con có thể gặp phải, hướng dẫn, giải thích cho con. Đối với các bạn nhỏ trên 9 tuổi, cha mẹ có thể giao cho con các bài tập tìm hiểu về rủi ro trên mạng Internet và cách phòng tránh để thuyết trình, chia sẻ/dạy lại cha mẹ, như vậy các con có thể tự tìm hiểu, và làm chủ kiến thức của mình.
Cha mẹ hãy kể với con cách bạn sử dụng Internet, lợi ích và rủi ro, các trải nghiệm vui và cả không vui để giúp con cảm thấy rằng con có thể chia sẻ với cha mẹ về những gì con trải nghiệm không tốt trên mạng.
Hãy cho con biết không phải tất cả các thông tin trực tuyến đều đúng và hữu ích, khuyến khích con đặt câu hỏi, cùng con đặt ra các tình huống và cùng bố mẹ tìm cách giải quyết giúp tăng cường tư duy phản biện, và kỹ năng xử lý tình huống của con khi có các rủi ro xảy ra.
 Hướng dẫn và áp dụng các phương pháp phòng tránh rủi ro Internet cho trẻ em
 Xây dựng một kế hoạch sử dụng Internet an toàn trong gia đình
Đó có thể là bản thỏa thuận để mọi thành viên trong gia đình tuân thủ về các điều khoản như:
– Không tiết lộ các thông tin cá nhân của mình cũng như của bố mẹ cho bất kỳ ai;
– Không chia sẻ ảnh, video clip của bản thân và gia đình cho bất cứ ai nếu chưa có sự cho phép của bố mẹ. Bố mẹ cũng không được chia sẻ hình ảnh, thông tin của con, dù là khoe bảng thành tích của con nếu không có sự cho phép của con;

– Con sẽ nói với bố mẹ ngay lập tức nếu có điều gì khiến con cảm thấy kỳ lạ, lo lắng, khó chịu. Bố mẹ sẽ không trách mắng, đổ lỗi cho con mà sẽ nghiêm túc cùng con tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, nguyên nhân và giải pháp;
– Con sẽ chia sẻ với bố mẹ danh mục các chương trình con muốn xem, danh sách bạn bè con muốn kết bạn. Bố mẹ hãy đảm bảo sẽ tôn trọng bạn bè và các sở thích của con, hỗ trợ tư vấn cho con về các chương trình phù hợp với con;
– Quy định thời gian sử dụng Internet của con và bố mẹ là: Sử dụng bao lâu? Vào lúc nào?
– Không sử dụng Internet khi đang ăn hoặc trong phòng ngủ, khi đang nói chuyện và chơi với nhau;
– Các điều khoản khác có sự thảo luận và nhất trí của tất cả các thành viên trong gia đình.

Đề cương tuyên truyền Luật Tiếp cận thông tin
Cung cấp thông tin trên mạng xã hội

Bản kế hoạch/cam kết này nên được cả trẻ và bố mẹ ký nhận, dán tại nơi sử dụng Internet của gia đình và được theo dõi việc thực hiện. Cha mẹ hãy đảm bảo làm gương cho trẻ nếu muốn trẻ có thể xây dựng các thói quen sử dụng Internet hợp lý, an toàn

Cài một số ứng dụng để hạn chế, theo dõi, giám sát trẻ Phụ huynh có thể cài đặt một số ứng dụng để hạn chế, theo dõi, giám sát trẻ nhưng tốt nhất không nên bí mật theo dõi trẻ – điều này sẽ khiến con nghĩ rằng bạn không tin tưởng con.
Tốt hơn hết nên nói chuyện cởi mở về việc sử dụng Internet của riêng bạn và khuyến khích con bạn làm điều tương tự, nếu cài đặt các ứng dụng, hãy cho con biết và nhận được sự đồng ý của con.
Hãy cho con biết nếu cần cài đặt, đó là vì bạn đang nỗ lực giúp con an toàn. Tuy nhiên, đối với trẻ trên 9 tuổi, cha mẹ thay vì cài đặt, giám sát nên hướng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân, bởi nếu trẻ muốn tránh sự giám sát của cha mẹ, trẻ có thể học cách gỡ hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng cha mẹ cài đặt hoặc không sử dụng máy tính, tài khoản bố mẹ cài đặt mà lập tài khoản mới, sử dụng thiết bị công nghệ khác ở trường hoặc của bạn bè mà không cho cha mẹ biết.
– Hãy cho trẻ em hiểu rằng: Cha mẹ sẽ không đổ lỗi cho con nếu con gặp phải các rủi ro trên môi trường mạng, luôn có thể có giải pháp nếu con cho cha mẹ biết. Nếu cần thiết, trẻ và gia đình có thể liên hệ phản ánh nội dung độc hại, hành vi xâm hại tới các kênh phản ánh

3. Những lưu ý dành cho phụ huynh cần nắm để giáo dục trẻ ở độ tuổi từ 11 – dưới 16 tuổi
Ngoài việc nhận thức các rủi ro và hướng dẫn trẻ em cách phòng tránh như trên, phụ huynh cần lưu ý thêm các điều sau:
 Tôn trọng việc con sử dụng Internet như các công dân số độc lập đang sắp trưởng thành;
 Nói về việc sử dụng Internet và các rủi ro trực tuyến với con.

Con bạn ở độ tuổi này đã có tư tưởng cá nhân độc lập, muốn chứng minh cái tôi. Do đó, cha mẹ hãy nói chuyện với con theo cách tin tưởng và tôn trọng con, khuyến khích con tự tìm hiểu và học hỏi về các kỹ năng số, rủi ro trên Internet để có trách nhiệm bảo vệ bản thân và cả gia đình.
5 điều nói với con để đồng hành cùng con sử dụng Internet an toàn:
1. “Hôm nay ở trên mạng có gì hay không con?” – Khởi đầu câu chuyện và xây dựng mối quan hệ giao tiếp gần gũi với con

Thời gian nghỉ ở nhà chính là thời gian thích hợp nhất để xây dựng mối quan hệ giao tiếp trong gia đình cởi mở và gần gũi. Cha mẹ hãy tận dụng cơ hội này để chia sẻ và trao đổi với con về việc sử dụng Internet. Để có thể nói cùng ngôn ngữ với con, hãy tìm hiểu các trang mạng, ứng dụng mà con hay dùng, tìm hiểu ngôn ngữ mà giới trẻ hay sử dụng trên mạng. Hãy nói chuyện với con về Internet tự nhiên như hỏi chuyện con về các việc xảy ra trong ngày và cùng con tìm hiểu về cách sử dụng Internet an toàn.
2. “Bố mẹ không phải là cảnh sát hay quan tòa, bố mẹ ở đây để đồng hành và hỗ trợ con”

Khi trẻ đang trong thời gian không tiếp xúc được với bạn bè, liệu cha mẹ có thể tận dụng thời gian này để làm bạn cùng con không?
Làm bạn với con rất khó, riêng việc để được con chấp nhận kết bạn trên mạng xã hội đã là thách thức với nhiều cha mẹ. Nếu chưa thể xây dựng được mối quan hệ giống như “làm bạn” cùng con, ít nhất cha mẹ hãy thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe, khích lệ và hỗ trợ trẻ.
Đừng đóng vai “cảnh sát” truy hỏi trẻ, hay “quan toà” phán xét các hành vi của trẻ. Đấy chỉ là cách làm con sẽ xa cách cha mẹ và không tìm cha mẹ để được hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết. Hãy cho con biết, cha mẹ ở đây để hỗ trợ, giúp đỡ con bất cứ khi nào con cần.

3. “Con có thể cùng chơi hay dạy bố/mẹ được không?”

– Cùng nhau học tập và thảo luận các cách thức sử dụng Internet thông minh và an toàn

Trẻ con có thể thậm chí giỏi hơn cả cha mẹ về công nghệ, nhưng cha mẹ cũng có “vốn sống” để chia sẻ với con. Hãy dành thời gian để cả gia đình cùng học hỏi về Internet. Con có thể hướng dẫn bố mẹ cách sử dụng Internet an toàn, như cài đặt mật khẩu mạnh, cảnh báo đăng nhập và bảo vệ 2 lớp, cài đặt riêng tư,… để cả nhà dùng Inetrnet được an toàn hơn. Cha mẹ cũng hãy trò chuyện và cùng con trao đổi các quan điểm và cách xử lý/giải pháp của con khi có khả năng gặp các rủi ro khác nhau khi dùng Internet tại
nhà (ví dụ: bị lừa đảo trên mạng, bị bắt nạt trực tuyến, bị xem các thông tin giả, tin và hình ảnh không phù hợp, bị nhắn tin quấy rối, …). Đặt ra các tình huống, giả thuyết, phân tích và cùng đưa ra giải pháp, cả nhà sẽ học được cách thức tư duy phản biện và có kỹ năng tốt hơn để xử lý tình huống rủi ro xảy ra với trẻ khi đang lướt mạng.

4. “Chúng mình cùng thỏa thuận nhé!” – Tôn trọng và thỏa thuận với trẻ về cách thức đảm bảo an toàn khi sử dụng Internet tại nhà
Một hợp đồng gia đình thỏa thuận cách thức trẻ sử dụng Internet và đảm bảo an toàn khi sử dụng Internet cho không chỉ trẻ mà cả gia đình. Đây là công cụ rất hữu dụng để trẻ ý thức vai trò của bản thân trong sử dụng Internet an toàn, có thể áp dụng cho trẻ trên 10 tuổi. Bản hợp đồng gia đình cần đảm bảo đây là kết quả thảo luận công bằng giữa cha mẹ và con cái với trách nhiệm và quyền hạn bình đẳng thay vì một bản quy định cấm đoán, kiểm soát từ cha mẹ. Hãy quan tâm đến các điều khoản đặt ra các giới
hạn trong sử dụng Internet như thời gian sử dụng Internet của gia đình, các trang hay ứng dụng con có thể xem, … và cả các quy định liên quan đến tôn trọng quyền riêng tư của con của cha mẹ, và không phản ứng thái quá, dành thời gian chia sẻ và thảo luận với con về mọi vấn đề. Hãy nghiêm chỉnh tuân thủ các điều khoản của hợp đồng, chính cha mẹ cũng cần làm gương cho con rằng bạn tôn trọng các điều khoản hợp đồng và con cũng nên như vậy.
5. “Chúng ta sẽ có cách giải quyết”
Nếu không may con gặp các rủi ro và chia sẻ với cha mẹ, hãy cùng tìm cách giải quyết. Cha mẹ đừng xem nhẹ vấn đề, cũng đừng phóng đại vấn đề và phản ứng thái quá, làm trẻ sợ hãi hoặc không muốn tiếp tục chia sẻ với chúng ta. Đôi khi, vấn đề không nghiêm trọng như chúng ta tưởng, hãy bình tĩnh cùng con suy
nghĩ giải pháp khi có những rủi ro hay nguy hại xảy ra và cùng thảo luận các giải pháp. Và quan trọng, hãy biết rằng cha mẹ hay con cái không đơn độc. Trẻ em trên Internet ngoài cha mẹ, còn được pháp luật, các tổ chức xã hội, các cơ quan chức năng bảo vệ và đồng hành. Nếu phát hiện nội dung độc hại, thông tin không phù hợp.

Trích từ nguồn: Bộ Cẩm nang về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *