12 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020

Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc một số điểm mới nổi bật của 12 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 như: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi; Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi…

1. Luật Lực lượng dự bị động viên 2019

Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019, gồm 5 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành 01/7/2020, thay thế  Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996.

12 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020
12 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020

Theo đó, Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên gồm:

– Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.

– Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

– Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

– Đ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

(Tải đề cương tuyên truyền Luật Lực lượng dự bị động viên)

So với Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên thì các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên được mở rộng hơn, cụ thể như bổ sung huy động khi: phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm,  Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

2.Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019

Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành 01/7/2020.

Theo đó, đã bổ sung việc xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:

– Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;

– Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

(Tải đề cương tuyên truyền Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019)

Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định trên thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.

Đề cương tuyên truyền Luật Kiểm toán nhà nước 2019
Đề cương tuyên truyền Luật Kiểm toán nhà nước 2019

Như vậy, Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi đã bổ sung trường hợp thực hiện kiểm toán theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

3. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam s 47/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành 01/7/2020.

Theo đó, người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;

– Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh:

+ Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

+ Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

+ Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

+ Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

(Tải đề cương tuyên truyền Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019)

+ Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

+ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

+ Vì lý do thiên tai.

+ Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức s 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực thi hành 01/7/2020.

– Theo đó, việc nâng ngạch công chức đã bổ sung thêm việc xét nâng ngạch, cụ thể:

+ Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

Đề cương tuyên truyền Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức sửa đổi 2019
Đề cương tuyên truyền Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức sửa đổi 2019

(Đề cương tuyên truyền Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức sửa đổi)

+ Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

+ Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

+ Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.”.

– Luật đã sửa đổi Các loại hp đồng làm việc đối với viên chức như sau:

+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp  Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;  Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:  Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;  Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;  Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019, có 8 chương 52 điều, có hiệu lực 01/7/2020.

Theo đó,Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh là;

– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

– Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

(Đề cương tuyên truyền Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019)

+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

– Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

6. Luật Dân quân tự vệ 2019

Luật Dân quân tự vệ 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019, gồm 8 chương và 55 điều, có hiệu lực 01/7/2020.

Theo đó, độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình là:

– Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

(Đề cương tuyên truyền Luật Dân quân tự vệ 2019)

– Thi hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.

7. Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ s 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương s 77/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2019, có hiệu lực 01/7/2020.

 Theo đó, chỉ có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

8. Luật Thư viện 2019

Luật Thư viện 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2019, gồm 6 chương và 52 điều, có liệu lực 01/7/2020.

Theo đó, Quyền của người sử dụng thư viện được quy định như sau:

– Được sử dụng thư viện, tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện phù hợp với nội quy thư viện, pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Được miễn phí tại thư viện công lập đối vi các hoạt động sau đây:

+ Sử dụng tài nguyên thông tin tại thư viện, mượn theo thời hạn quy đnh trong nội quy thư viện;

Đề cương tuyên truyền Luật Thư viện 2019
Đề cương tuyên truyền Luật Thư viện 2019

+ Tra cu thông tin trên không gian mạng; tiếp nhận thông tin về tài nguyên thông tin thông qua hệ thống tra cứu hoặc hình thức tiếp nhận thông tin, tra cứu khác;

(Tải đề cương tuyên truyền Luật Thư viện)

+ Được giúp đ, tư vấn về tìm kiếm, lựa chọn tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu;

+Hoạt động khác theo quy định.

– Được sử dụng dịch vụ thư viện theo danh mục dịch vụ do thư viện cung cấp.

– Được hướng dẫn sử dụng thư viện, hỗ trợ, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin.

– Được tham gia các hoạt động dành cho người sử dụng thư viện do thư viện tổ chức.

– Được lựa chọn thư viện phù hợp với nhu cầu và quy chế, nội quy thư viện.

— Được khiếu nại, tố cáo về hành vi hạn chế quyền sử dụng thư viện.

9. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2018, gồm 5 chương, 28 điều.

Theo đó, Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật: Tuyệt mật, Tối mật, Mật.

(Tải slide tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước)

10. Luật giáo dục 2019

Luật giáo dục  được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019, gồm 9 chương 115 điều, có hiệu lực 01/7/2020.

Theo đó, Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như sau:

– Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

– Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

– Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

11. Luật Kiến trúc 2019

Luật Kiến trúc 2019 được Quc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019, gồm 5 chương, 41 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Theo đó,Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc được quy định như sau:

– Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.

– Căn cứ đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.

12. Luật Quản lý thuế 2019

Luật Quản lý thuế 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019, gồm 17 chương 152 điều, có hiệu lực 01/7/2020.

Theo đó, Đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu, xóa nợ phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.

  Đối với các khoản tiền thuế nợ đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 thì được xử lý theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định nêu trên.

Phương Thảo

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *