Chế định pháp luật, chế tài pháp luật là gì? phân biệt chế định và chế tài

Theo từ điển Luật học của Bộ Tư pháp thì có đưa ra khái niệm chế định pháp luật và chế tài pháp luật như sau:

1.Chế định pháp luật:

Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội gần gũi, có cùng tính chất trong phạm vi mỗi ngành luật vốn bao gồm nhiều chế định.

Ví dụ: Ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế..Ngành luật hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…

phân biệt chế định pháp luật và chế tài
phân biệt chế định pháp luật và chế tài

2. Chế tài pháp luật

Là một trong 3 bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật (giả định, quy định, chế tài)

Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài dân sự, chế tài hành chính….Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ; căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt)

Chế tài gồm có các hình thức: Chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục tình trạng pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự),chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hóa.

Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh…trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.

Ví dụ: Các quy định trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính đê điều thì gọi là chế định; còn các quy định cụ thể đối với từng hành vi như mức tiền phạt, buộc khắc phục hậu quả…thì gọi là chế tài.

Ví dụ:
– Việc xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị buộc phải có giấy phép xây dựng, nếu cá nhân xây dựng không có giấy phép thì bị xử phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng, buộc tháo dỡ công trình vi phạm theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực xây dựng, như vậy việc quy định mức tiền phạt và biện pháp buộc khắc phục hậu quả là chế tài.
– Theo quy định của Điều 26 Luật đê điều thì việc xây dựng công trình, nhà ở tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng phải được sự cho phép của cấp có thẩm quyền, trường hợp xây dựng không phép,sai phép thì sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 60 triệu đồng tùy diện tích vi phạm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, như vậy việc phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm là CHẾ TÀI
Rubi

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *