Bộ câu hỏi trắc nghiệm Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản QPPL

Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm   Nghị định 34/2016/Nđ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ câu hỏi phù hợp cho việc tìm hiểu, học tập ôn thi công chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Câu 1. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc?

a) xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

b) xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản QPPL
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản QPPL

c) tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

Đáp án B

Câu 2.  Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc?

a) xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

b) xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật

c) tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

Câu 3.   Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc?

a) xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

b) xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật

c) tập hp, sp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác đnh còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

Đáp án C

Câu 4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp nào dưới đây?

a) Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kếhoạch; Giao chỉ tiêu kinh tế – xã hội cho cơ quan, đơn vị;

b) Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủyban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định; Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;

c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;

d) Tất cả trường hợp trên

Đáp án D

Câu 5. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân   ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp nào dưới đây?

a) Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác; Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;

b) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác; Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;

c) Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân; Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

d) Tất cả trường hợp trên

Đáp án D

Câu 6.  Đình chỉ việc thi hành một phn hoặc toàn bộ nội dung văn bản QPPL được áp dụng trong trường hợp nào?

a) trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo nếu chưa được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

b) trường hợp rà soát văn bản căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội phát sinh

c) trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ đểrà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế

Đáp án A

(Tải đề cương tuyên truyền Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)

Câu 7. Ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL  trong một thi hạn nhất định được áp dụng trong trường hợp nào?

a) trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội

b)trường hợp rà soát văn bản căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội phát sinh.

c)trường hợp qua rà soát phát hiện có quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh

Đáp án B

Câu 8. Chậm nhất là ngày nào, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp cập nhật thông tin điện tử hoặc gửi thông tin về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước  về Bộ Tư pháp?

a) ngày 15 hàng tháng   b) ngày 20 hàng tháng

c) ngày 23 hàng tháng   d) ngày 25 hàng tháng

Đáp án C

Câu 9. Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là?

a) ngày 01 tháng 01 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 02 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa

b) ngày 01 tháng 02 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 3 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa

c) ngày 01 tháng 3 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 4 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa

d) ngày 01 tháng 4 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 5 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa

Đáp án B

Câu 10. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố   là?

a) ngày 01 tháng 01 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước

b) ngày 31 tháng 10 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước

c) ngày 31 tháng 11 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước

d) ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước

Đáp án D

Câu 11. Việc đăng văn bản trên Công báo điện tử được thực hiện?

a) đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.

b) trước thời điểm đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.

c) sau thời điểm đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.

Đáp án A

Câu 12. Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác?

a) HIến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội;

b) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội; Quyết định của Chủ tịch nước

c) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội;

d) cả 3 phương án A, B, C đều đúng

Đáp án C

Liên hệ gmail: trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải toàn văn Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu  Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 54/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. gồm 94 câu

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *