Trắc nghiệm Nghị định 59 và Nghị định 134 hướng dẫn Luật Phòng chống tham nhũng

Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định 134/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Bộ câu hỏi phù hợp cho việc tìm hiểu, học tập, ôn thi công chức , nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Câu 1. Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình bao gồm?

a) Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

c) Cả A và B đều đúng

d) Cả A và B đều sai

Đáp án C

Câu 2. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình?

a) Quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b) Phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình.

c) Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

d) Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 3. Người yêu cầu giải trình có các quyền nào dưới đây?

a) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình;

b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình; Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình;

c) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

d) Tất cả các quyền trên

Đáp án D

Đề cương tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng
Đề cương tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng

Câu 4. Đâu không phải quyền của người yêu cầu giải trình?

a) ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu giải trình;

b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình;

c) Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình;

d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Đáp án A

Câu 5. Đâu không phải là nghĩa vụ của Người yêu cầu giải trình?

a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền;

b) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

c) Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình;

d) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

Đáp án B

Câu 6. Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là?

a) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm

b) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 20 năm

c) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 25 năm

d) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 10 năm

Đáp án A

Câu 7. Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc?

a) tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

b) tham nhũng nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

c) tham nhũng ít nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Đáp án A

Câu 8. Người thực hiện công vụ, nhiệm vụ vi phạm quy định về công khai, minh bạch thì bị xử lý kỷ luật ở mức nào?

a) Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức

b) Khiển trách; Cảnh cáo

c) Khiển trách; Cảnh cáo;   Buộc thôi việc

Đáp án B

Câu 9. Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP  ngày 01/7/2019 của Chính phủ, tiêu chí nào sau đây không phải là tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất, mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng?

a) Số lượng người có hành vi tham nhũng

b) Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng

c) Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng

d) Tổng giá trị tiền, tài sản của người có hành vi tham nhũng

Đáp án D

Câu 10. Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP  ngày 01/7/2019 của Chính phủ, tiêu chí nào sau đây không thuộc các tiêu chí thành phần tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước?

a) Kết quả thực hiện công khai minh bạch

b) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử

c) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác

d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu

Đáp án D

Câu 11. Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP  ngày 01/7/2019 của Chính phủ, đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức được nhận quà tặng phải xử lý như thế nào?

a) Giao cho bộ phận có chức năng xử lý quà tặng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật

b) Báo cáo và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo pháp luật

c) Thông báo cho toàn thể cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình biết và không sử dụng dịch vụ đó

d) Thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó

Đáp án D

Đáp án Tuần 1: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”

Câu 12. Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP  ngày 01/7/2019 của Chính phủ, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định hủy bỏ việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển đổi vị trí công tác khác, người ra quyết định có trách nhiệm công khai quyết định?

a) 05 ngày làm việc

b) 10 ngày làm việc

c) 15 ngày làm việc

d) 30 ngày làm việc

Đáp án A

Câu 13. Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP  ngày 01/7/2019 của Chính phủ, trong thời hạn bao nhiêu ngày  kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, phản ánh, Tổng Thanh tra Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chồng chéo về vi phạm, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra?

a) 05 ngày

b) 10 ngày

c) 15 ngày

d) 30 ngày

Đáp án B

Câu 14. Theo Nghị định 134/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP  ngày 01/7/2019 của Chính phủ, Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là?

a) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm, tù chung thân hoặc tử hình

b) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

c) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 25 năm, tù chung thân hoặc tử hình

d) vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 15 năm đến 25 năm, tù chung thân hoặc tử hình

Đáp án D

Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định 134/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, gồm 73 câu

Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây

Tải Tin học ôn thi công chức, viên chức tại đây

Phần mềm thi thử công chức, viên chức

Thi thử kiến thức chung công chức  tại đây

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *