Hạn chế của Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến pháp luật

Nhiều quy định của Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính định tính, không có định lượng cụ thể, dẫn đến có thể tuỳ tiện khi chấm, không đảm bảo chính xác, như:

   1. Điều 5. Nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phố biến, giáo dục pháp luật

+ Điểm a Khoản l quy định: “Ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm: 01 điểm; trường hợp không ban hành: 0 điểm”, quy định như trên không cụ thể, vì trong 01 năm có nhiều chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phải ban hành, nếu có ban hành chương trình, kế hoạch nhưng không đảm bảo đủ 100% thì có được điếm tối đa không? Đề nghị quy định lại theo hướng chấm điểm theo tỷ lệ số văn bản được ban hành/số văn bản phải ban hành. (Các điểm b, c, d Khoản 1 cũng tương tự như vậy).

Quy trình cơ bản phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
Bất cập của Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến pháp luật

+ Điểm a Khoán 2 “Tố chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phố biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý (tối đa 04 điểm).

a) Hoàn thành từ 90% đến 100% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra”

Hằng năm, trên địa bàn cấp tỉnh thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trường hợp có chương trình, kế hoạch hoàn thành từ 90% đến 100% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra, nhưng có chương trình, kế hoạch hoàn thành từ 80% đến 90% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra thì điếm số được tính như thế nào, đề nghị chỉnh sửa cho phù hợp.

+ Khoản 3: tương tự như vậy, trong 01 năm có nhiều chương trình, kế hoạch phải ban hành; có chương trình, kế hoạch ban hành trong thời hạn 15 ngày làm việc kê từ ngày cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên ban hành, có chương trình, kế hoạch ban hành trong thời hạn trên 15 ngày làm việc và dưới 30 ngày làm việc… thì điểm số được tính như thế nào.

2. Điều 6. Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Điểm b Khoản 1 quy định: “Đăng tải kịp thời (tối đa 01 điểm). Trong đó, đăng tải chậm nhất trong thời hạn 15 ngày làm việc kê từ ngày phát sinh thông tin pháp luật thuộc diện phải đãng tải: 01 điểm; sau 15 ngày làm việc kê từ ngày phát sinh thông tin pháp luật thuộc diện phải đăng tải: 0 điểm ”. Trong năm có nhiều văn bản phải đăng tải, trường hợp đa số các văn được đăng tải kịp thời, chỉ có một số rất ít đăng tải không kịp thời thì điểm số được tính như thế nào, được 01 điểm hay không được điểm.

+ Khoản 2: Tiêu chí không cụ thể, không có căn cứ để xác định tổ chức đầy đủ, kịp thời để chấm điểm cho chính xác.

3. Điều 7. Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Điểm b Khoản 1 quy định “Đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật được sử dụng hiệu quả trong công tác phô biến, giảo dục pháp luật… ”, quy định đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật được sử dụng hiệu quả còn chung chung dẫn đến việc chấm điểm không chính xác.

+ Điểm b Khoản 3 “Hằng năm đều bố trí đủ kinh phí triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án về phô biến, giảo dục pháp luật thuộc phạm vi được giao chủ trì thực hiện ”. Việc xác định kinh phí được bố trí đủ hay không theo ý chí chủ quan của người chấm, không có định lượng cụ thể.

Rubi

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *