Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 15/6 đến – 21/6/2020

Decuongtuyentruyen.com biên soạn, giới thiệu các văn bản pháp luật quan trọng được ban hành từ ngày 15 đến 21/6/2021 như: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Thanh niên, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…

1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020

Ngày 18/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua   Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 với  với 92,96%  đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Theo đó, 53 nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021. Một trong những điểm mới nổi bật là: trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó. Điều này đồng nghĩa với việc, dù có văn bản mới nhưng văn bản cũ vẫn phù hợp với thực tiễn thì vẫn được áp dụng cho đến thời điểm được quy định trong văn bản mới.

12 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020
Văn bản mới ban hành

2. Luật Đầu tư sửa đổi 2020

Ngày 17/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi) năm 2020 với  với 92,34%  đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Luật Đầu tư sửa đổi 2020 với 7 chương, 77 điều và 4 phụ lục kèm,  có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/ 2021   Một trong những điểm đáng chú ý là luật cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.

Luật bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, gồm:

– Kinh doanh dịch vụ cai nghiện thuốc lá, điều trị HIV/AISD, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em;

– Kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt);

– Kinh doanh dịch vụ kiến trúc;

– Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu;

– Đăng kiểm tàu cá;

– Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá…

3. Luật Xây dựng sửa đổi 2020

 Ngày 17/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi)  với  với 92,96%  đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực 01/01/2021.

Theo đó, quy định mới về miễn phép xây dựng đối với nông thôn như sau:, Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

4. Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2020

  Ngày 17/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)  với  với 90,68%  đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực 01/01/2021.

Theo đó, không quy định doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp được quyết định loại dấu; quyết định số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều

  Ngày 17/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều  với  với 92,34% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực 01/7/2021.

đề cương tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều  năm 2020
đề cương tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều  năm 2020

Luật mới sửa đổi đã bổ sung nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng chống thiên tai như sau:

– Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;

– Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích, kịp thời và phù hợp với quy định của pháp luật;

– Hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống thiên tai mà ngân sách Nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;

– Quỹ ở địa phương được chủ động sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng chống thiên tai trên địa bàn; Quỹ ở Trung ương chủ yếu được sử dụng khi có tình huống thiên tai khẩn cấp, thiệt hại nghiêm trọng và điều tiết giữa các địa phương, khu vực;

– Nguồn kinh phí Quỹ phòng, chống thiên tai được điều chuyển giữa Quỹ ở Trung ương và Quỹ ở địa phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Luật Thanh niên 2020

 Chiều ngày 16/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thanh niên 2020  với  91,30% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Luật Thanh niên (sửa đổi) quy định Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

Luật cũng quy định việc đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng,  phù hợp với thực tiễn nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại với thanh niên.

7. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

 Chiều ngày 16/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án,  với 90,27% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có bố cục gồm 4 Chương, 42 Điều, quy định về  phạm vi, nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án đối với công tác hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại; công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.

Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

8. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Chiều 18/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)  với 92,75% đại biểu Quốc hội tán thành.

Luật PPP có nhiều nội dung mới, cụ thể về lĩnh vực đầu tư, Luật PPP đã rút gọn các lĩnh vực để tập trung đầu tư 5 lĩnh vực thiết yếu: giao thông; lưới điện, nhà máy điện; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; y tế, giáo dục – đào tạo; hạ tầng công nghệ thông tin.

Về quy mô đầu tư, nhằm tập trung nguồn lực, tránh dàn trải, Luật PPP quy định thực hiện đầu tư PPP đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng, trừ dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo (từ 100 tỷ đồng).

9. Tiến độ thực hiện việc thu phí điện tử không dừng

Ngày 17/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, có hiệu lực 01/8/2020/

Theo đó, tiến độ thực hiện việc thu phí điện tử không dừng như sau:

–  Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng.

– Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng theo quy định của Quyết định này.

– Đối với các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành do Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.

Rubi

Giới thiệu Đề cương Tuyên truyền

Đề cương tuyên truyền pháp luật (trang web thành viên của https://trangtinphapluat.com): Nơi cung cấp các đề cương tuyên truyền, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *